Hướng dẫn cách tính thuế xuất khẩu theo quy định mới nhất

620 - 09/05/2022
|
Rate this post
Rate this post

Cách tính thuế xuất khẩu trên mỗi lô hàng hóa là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Hàng hóa xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu, nếu doanh nghiệp không nắm rõ hoặc không nộp theo quy định của pháp luật thì sẽ không thể dự trù được chi phí và xác định chính xác giá bán cũng như có thể sẽ chịu phạt từ cơ quan Thuế. Tìm hiểu ngay cách tính thuế xuất khẩu theo quy định mới nhất trong bài viết sau!

Quy định về đối tượng chịu thuế xuất khẩu

Hàng hóa xuất khẩu có chịu thuế xuất khẩu hay không được quy định rõ tại Điều 2, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, cụ thể như sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam thì phải tính thuế xuất khẩu.
  • Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
  • Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu.

Tại Điều 2, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu này cũng có quy định về các đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, cụ thể như sau:

  • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.
  • Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
  • Dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu. 

cach-tinh-thue-hang-hoa-xuat-khau

Hàng hóa xuất khẩu có thể chịu thuế hoặc miễn giảm dựa trên quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu

Cách tính thuế xuất khẩu, thời điểm tính thuế và thời hạn nộp thuế

Mặc dù thuế xuất khẩu hiện nay đã được đa số các đơn vị hải quan tính sẵn trên tờ khai hải quan, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải biết cách tính để có phương pháp dự trù chi phi và kiểm tra xem đã nộp thuế đúng hay chưa. 

Bên cạnh đó, việc xác định đúng thời điểm tính thuế và thời hạn nộp thuế cũng giúp doanh nghiệp nắm thế chủ động trong việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài. 

Cụ thể, thời điểm tính thuế xuất/nhập khẩu trùng với thời điểm doanh nghiệp đăng ký hải quan (được quy định tại Điều 8, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành).

Thời hạn nộp thuế: Doanh nghiệp bắt buộc phải nộp thuế xuất khẩu trước hàng hóa được thông quan hoặc giải phóng theo quy định của Luật hải quan.

Căn cứ cách tính thuế xuất khẩu dựa trên 3 phương pháp chính đó là tỷ lệ phần trăm, tuyệt đối và hỗn hợp.

Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm

Thuế xuất/nhập khẩu = Trị giá tính thuế x Thuế suất theo tỷ lệ %

Trong đó: 

  • Trị giá tính thuế nhập khẩu, xuất khẩu là trị giá hải quan được quy định trong Luật Hải quan. 
  • Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng loại hàng hóa có thể có sự thay đổi tại từng thời điểm được tính thuế. 

Phương pháp tính thuế xuất khẩu tuyệt đối

Thuế xuất/nhập khẩu = Lượng hàng hóa thực tế xuất/nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối

Trong đó: Mức thuế tuyệt đối sẽ có sự thay đổi và được xác định tùy theo từng thời điểm tính thuế. 

Phương pháp tính thuế xuất khẩu hỗn hợp

Cách tính thuế xuất khẩu này dựa trên sự kết hợp giữa hai phương pháp tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối. 

co-3-cach-tinh-thue-xuat-khau-duocj-quy-dinh-theo-quy-dinh

Có 3 cách tính thuế xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay

Giá tính thuế xuất khẩu của hàng hóa

Giá tính thuế xuất khẩu hàng hóa được xác định là giá bán của hàng hóa tại cửa khẩu trên hợp đồng. Tùy theo hình thức vận chuyển hàng hóa sang nước nhập khẩu mà giá tính thuế sẽ được gọi là giá FOB hay giá DAF. 

Trong đó, FOB là viết tắt của Free on board – vận tải đường biển, DAF viết tắt của Delivery at frontier – vận tải đường bộ.

Giá tính thuế xuất khẩu của hàng hóa tại cửa khẩu không bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến một số lưu ý trong cách tính thuế xuất khẩu hàng hóa như:

  • Hàng hóa được tính thuế theo hợp đồng nếu có đầy đủ hợp đồng và các giấy tờ, chứng từ liên quan hợp lệ.
  • Đối với trường hợp hàng hóa được xuất khẩu theo phương thức khác hoặc có giá hợp đồng thấp hơn nhiều so với giá mua bán tối thiểu tại cửa khẩu thì giá tính thuế sẽ được xác định dựa trên biểu giá của Chính phủ quy định. 
  • Giá tính thuế xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được tính bằng đồng Việt Nam. Đối với ngoại tệ thì được quy đổi ra đơn vị VNĐ dựa trên tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố. 

Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định 

Thuế suất đối với hàng hóa là một thông số vô cùng quan trọng trong cách tính thuế xuất khẩu. Mỗi loại hàng hóa sẽ được tính với một mức thuế suất khác nhau được thể hiện rõ trong biểu thuế xuất khẩu. Một số trường hợp còn được hưởng ưu đãi thuế. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và xác định chính xác hàng hóa của mình được tính theo thuế suất nào. 

Cụ thể, thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu sang các nước hoặc nhóm nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo thỏa thuận này (quy định rõ tại khoản 2, Điều 5, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu). 

thue-suat-thue-xuat-khau

Thuế suất đối với hàng hóa được ghi rõ trong biểu thuế, một số trường hợp được hưởng ưu đãi, miễn trừ theo các thỏa thuận trong quan hệ thương mại quốc tế

Một số thủ tục cần chuẩn bị trước khi tính thuế xuất khẩu

Để có cách tính thuế xuất khẩu chuẩn nhất, doanh nghiệp cần xác định được HS code của lô hàng.

HS code được hiểu là mã phân loại hàng hóa được quy chuẩn trên phạm vi quốc tế và có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thuế suất xuất/nhập khẩu hàng hóa. 

Mã HS của từng loại hàng hóa được xác định và tra trong biểu thuế. Biểu thuế này gồm 21 phần, 92 chương và chủ yếu bao gồm các nội dung động vật, thực vật, khoáng sản, plastic, cao su, sản phẩm đá, đồ trang sức, sản phẩm dệt, máy móc, thiết bị điện, xe cộ, phương tiện, dụng cụ,… 

Dựa vào mã HS, doanh nghiệp sẽ xác định được mức thuế suất xuất/nhập khẩu, hàng hóa có phải chịu thuế bảo vệ môi trường, giá trị gia tăng hay tiêu thụ đặc biệt hay không. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải đáp ứng một số thông tin quan trọng sau:

  • Điều kiện giao hàng.
  • Cước vận chuyển.
  • Thông tin chi tiết về từng mục hàng hóa, trị giá, có được ưu đãi C/O hay không. Thuế phải nộp của cả lô hàng sẽ được tính dựa vào tổng các khoản thuế của từng mặt hàng. 
  • Xác định giá trị tính thuế hàng hóa tính đến của khẩu xuất (giá FOB) gồm tiền hàng, cước vận chuyển quốc tế, phụ phí, các khoản phải cộng phát (bao bì, môi giới, bản quyền, đóng gói,…).

chuan-bi-day-du-thu-tuc-nop-thue-xuat-khau

Chuẩn bị các thủ tục quan trọng cũng là một trong các cách tính thuế xuất khẩu hiệu quả nhất

Quy định về người nộp thuế xuất khẩu

Tại Điều 3, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành có đề cập chi tiết về người nộp thuế xuất khẩu. Doanh nghiệp cần biết rõ điều này để tránh sai sót không đáng có khi xuất khẩu hàng hóa. 

  • Người nộp thuế là chủ hàng hóa xuất khẩu.
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu là đối tượng nộp thuế.
  • Người xuất cảnh có hàng hóa xuất khẩu hoặc gửi hàng qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam.
  • Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
    • Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu.
    • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế.
    • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế. 
    • Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân, hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh.
    • Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp.
    • Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế  theo quy định của Pháp luật. 

nguoi-nop-thue-la-chu-hang-hoa-hoac-duoc-uy-thac

Người nộp thuế xuất khẩu là chủ hàng hóa và có thể ủy thác cho một tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển khác

  • Thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
  • Người có hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
  • Một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 

Một số trường hợp được miễn, giảm và hoàn thuế xuất khẩu

Khi tìm hiểu cách tính thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp đôi khi có thể sẽ thắc mắc không biết hàng hóa của mình có thuộc các đối tượng được miễn, giảm thuế và trường hợp nào thì được hoàn thuế. 

Những vấn đề này cũng được quy định cụ thể trong Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu tại điều 16, 18, 19 và được tóm tắt như sau.

Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu

Trường hợp được miễn thuế xuất khẩu được quy định đầy đủ và chi tiết tại Điều 16, bao gồm:

  • Các loại hàng hóa xuất khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
  • Tài sản, hàng hóa là quà biếu, tặng có trị giá không vượt quá định mức miễn thuế.
  • Hàng hóa trong giao dịch buôn bán, trao đổi của cư dân biên giới trong Danh mục hàng hóa và định mức thuế.
  • Hàng hóa được miễn thuế theo Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Hàng hóa có trị giá hoặc số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
  • Hàng hóa được sản xuất tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Hàng tái xuất, tạm xuất trong thời gian nhất định sẽ được miễn thuế. 
  • Hàng hóa nằm trong mục đích thương mại như hàng mẫu, ảnh, phim, mô hình thay thế, ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
  • Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế rác thải, bảo vệ môi trường.
  • Hàng hóa xuất khẩu nhằm đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác. 

thiet-bi-y-te-phuc-vu-muc-dich-khac-phuc-dich-benh-co-the-duoc-mien-thue

Thiết bị y tế phục vụ mục đích khắc phục dịch bệnh, thiên tai sẽ được miễn thuế xuất khẩu

Trường hợp được giảm thuế xuất khẩu

Hàng hóa xuất khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế.

Trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu

  • Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất khẩu số lượng ít hơn so với ban đầu.
  • Đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa phải tái nhập thì được hoàn thuế. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính thuế xuất khẩu cũng như làm thế nào để xác định hàng hóa của doanh nghiệp khi xuất khẩu có phải chịu thuế hay được miễn giảm, ưu đãi hay không. Đây là thủ tục quan trọng và không thể thiếu trong quy trình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra các thị trường nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ các quy trình, thủ tục trong cách tính thuế xuất khẩu cũng như nộp thuế thì hãy liên hệ cho Top Cargo để ủy thác xuất khẩu. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ, tư vấn xuất khẩu cho hàng ngàn doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline hoặc để lại thông tin tại https://topcargo.vn/gioi-thieu/ để được tư vấn ngay hôm nay!