Hàng LCL là gì? LCL là viết tắt của từ gì?

750 - 17/05/2022
|
Rate this post
Rate this post

Thuật ngữ hàng LCL được sử dụng rất nhiều trong vận chuyển xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, là một khách gửi hàng, rất ít ai hiểu được hàng LCL là gì. Do đó, Top Cargo xin cung cấp những thông tin cần thiết để khách hàng hiểu rõ hơn về định nghĩa LCL là gì, trách nhiệm của người vận chuyển và những hình thức gửi hàng LCL.

Hàng LCL là gì?

Để hiểu được LCL là gì, cần phải biết LCL là viết tắt của từ gì. LCL là viết tắt của cụm từ “Less Than container Load” trong tiếng Anh, tạm dịch là “hàng ít hơn/không đủ chất đầy một container”.

Để đáp ứng đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa, một container phải có thể tích đóng hàng là 30m3. Với những lô hàng có ít hàng hóa, người vận chuyển phải gom nhiều đơn nhỏ lẻ để chất cho đủ thể tích một container, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Tóm lại, hàng LCL là hàng gì? Nói cách khác, hàng LCL là những lô hàng có thể tích dưới 30m3.

Cụm từ hàng LCL được dùng để phân biệt với hàng FCL (Full of Container Load), có nghĩa là lô hàng đủ để chất đầy thể tích của một container.

Ảnh minh họa LCL shipment là gì (bên phải)

Ví dụ về hàng LCL

Để hiểu cụ thể hàng LCL là gì trong xuất nhập khẩu, có thể tham khảo một ví dụ thực tế sau đây:

Công ty may mặc X có nhu cầu xuất khẩu một lô hàng túi xách sang Hàn Quốc với thể tích đóng gói là 10m3. Tuy nhiên, thể tích của một container gửi hàng là 30m3, do đó, người vận chuyển phải ghép chung với các đơn hàng như quần áo, tập, vở từ các khách hàng khác để tối ưu chi phí. Việc kết hợp nhiều đơn hàng như vậy là vì:

  • Dù ít hay nhiều hàng thì bên vận chuyển vẫn phải mất một quãng đường, thời gian và tiêu tốn lượng nhiên liệu như nhau trong khi cước không đổi. Do đó, ghép càng nhiều đơn thì càng hạn chế được số lần phải di chuyển.
  • Container được chất đầy hàng hóa sẽ đảm bảo cân bằng, ổn định hơn Nếu trong container có quá nhiều khoảng trống thì khi vận chuyển, hàng hóa sẽ dễ bị xô ngã, dẫn đến hư hại.

Tuy nhiên, nếu người gửi sẵn sàng trả khoản phí cho cả 35m3 thể tích vận chuyển thì bên vận chuyển vẫn đáp ứng việc không ghép hàng.

Ví dụ minh họa ghép đơn hàng LCL

Trách nhiệm của người vận chuyển hàng LCL là gì?

Vậy, trách nhiệm của bên vận chuyển LCL trong xuất nhập khẩu là gì? Việc của công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL là tìm kiếm những lô hàng nhỏ, lẻ trên tuyến đường của mình để kết hợp với nhau. Sau khi gom đủ lượng hàng cần thiết cho một container, người vận chuyển sẽ tập kết hàng hóa tại trạm đóng hàng lẻ (kho CFS – Container Freight Station) để làm thủ tục và thu xếp chuyển hàng về cảng đích. Khi đến cảng đích, container hàng LCL sẽ được dỡ ra, phân phát theo từng đơn và giao cho người nhận tương ứng.

Trên thực tế, không phải lúc nào container hàng LCL cũng có cùng một tuyến đường đi. Đôi lúc, những hàng hóa LCL chỉ được di chuyển cùng nhau trên một tuyến đường ngắn, sau đó người vận chuyển sẽ dỡ hàng ra và sắp xếp vào một container khác, thao tác này gọi là reload. Thông thường, việc reload này được thực hiện tại các cảng trung chuyển như Singapore, Busan,…

Trong suốt quá trình đó, người vận chuyển phải đảm bảo trách nhiệm:

  • Tìm kiếm đơn hàng phù hợp trên tuyến đường vận chuyển trước đi nhận đơn hàng LCL.
  • Phải vệ sinh, khử mùi container trước khi xếp hàng.
  • Những hàng nặng, lớn thì được xếp phía dưới; hàng nhẹ, nhỏ thì xếp ở trên để tránh bị hư hại.
  • Không được ghép những đơn hàng dễ gây tổn hại cho nhau vào cùng một container (ví dụ: bông, vải với chất hóa học dễ gây cháy; lương thực, thực phẩm với xi-măng, sơn, dầu;…)
  • Phân bổ trọng được phải cân bằng. Nếu hàng không đủ để chất đầy container thì người vận chuyển phải lót, chèn thêm giấy, dán keo,… để hàng hóa được cân bằng.
  • Mỗi khi dỡ dàng, chất hàng thì phải chụp hình hàng hóa, container, seal trước và sau để lưu trữ lại.
Chèn thêm túi khí và quấn dây đai để giữ hàng ổn định trong container

Gửi hàng LCL nên đi direct hay via?

Khi tiến hành giao dịch vận chuyển hàng, người gửi thường được hỏi sẽ lựa chọn dịch vụ “đi direct” hay “đi via”. Vậy đi direct và via trong vận chuyển hàng LCL là gì?

  • Đi direct là vận chuyển hàng trực tiếp, tức là đơn hàng sẽ được gửi thẳng đến cảng đích mà không bị tháo dỡ sang container khác tại cảng trung gian.
  • Đi via là chuyển tiếp hàng qua một cảng khác, tức là hàng hóa sẽ được dỡ ra tại một cảng trung gian rồi sau đó mới tiếp tục đến cảng đích trên một container khác.

Thông thường, người gửi nào cũng muốn hàng hóa của mình được vận chuyển thẳng đến nơi nhận (đi direct). Tuy nhiên, thực tế thì có nhiều nơi vận chuyển sẽ sử dụng hình thức đi via cho các đơn hàng LCL. Điều này xảy ra khi:

  • Bên vận chuyển không có toàn bộ dịch vụ đến cảng đích mà chỉ đưa hàng container hàng đến cảng trung gian. Sau đó, bên vận chuyển sẽ sử dụng dịch vụ của một công ty khác để chuyển hàng từ cảng trung gian đến cảng đích.
  • Công ty muốn tiết kiệm chi phí vận chuyển: Trong tuần gom hàng, lượng hàng LCL không có cùng cảng đích đi trực tiếp. Do đó, bắt buộc phải đóng vào container trước rồi đưa đến cảng trung chuyển. Tại đây, hàng hóa trong container sẽ được ghép chung với các đơn khác có cùng một cảng đích để vận chuyển. 

Đi via vẫn đảm bảo hàng đến được cảng đích nhưng thời gian vận chuyển sẽ kéo dài hơn một chút. Ngoài ra, việc dỡ hàng – đóng hàng nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ hư hỏng, thất lạc hàng hóa hơn. Vì vậy, khách hàng cần lựa chọn một đơn vị vận chuyển uy tín như Top Cargo để gửi hàng hóa của mình.

Hàng gửi via được chuyển tiếp qua nhiều cảng

>> Xem thêm: Hướng đi cho nhà xưởng muốn xuất khẩu trực tiếp.

An tâm gửi hàng LCL tại Top Cargo

Nếu đã quan tâm đến hàng LCL là gì, chắc chắn quý khách sẽ có những thắc mắc: “Vậy gửi hàng LCL ở đâu là uy tín nhất?”.

Top Cargo là công ty chuyên tư vấn xuất khẩu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm, Top Cargo đã hợp tác với nhiều đối tác trong các ngành nghề xuất khẩu gỗ, nông sản, hàng may mặc,…

Quy trình tư vấn gửi hàng tại Top Cargo như sau:

  • Tư vấn về ngành hàng mà khách cần xuất khẩu.
  • Trao đổi và thống nhất dịch vụ cần hợp tác (giá, phương thức vận chuyển, thời gian thanh toán và kích hoạt hợp đồng,…).
  • Ký kết hợp đồng.

Sau khi xuất khẩu thành công, Top Cargo đảm bảo sẽ không thu thêm bất kỳ chi phí nào từ khách hàng.

Top Cargo – địa chỉ vận chuyển hàng LCL xuất khẩu uy tín, an toàn

Tóm lại, hàng LCL là những đơn hàng không đủ tải trọng cho một container nên bắt buộc phải ghép chung với các đơn hàng nhỏ, lẻ khác. Nếu quý khách hàng vẫn chưa kiểu hàng LCL là gì hoặc có những thắc mắc, nhu cầu khác cần hỗ trợ, hãy liên hệ Top Cargo ngay để trải nghiệm dịch vụ vận tải tốt nhất từ công ty!