Quy trình kiểm tra sau thông quan cùng những điểm cần lưu ý

120 - 14/06/2024
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu các hàng hóa đang được nhà nước ưa chuộng và  khuyến khích một cách mạnh mẽ. Nắm bắt được cơ hội đó, mà nhiều doanh nghiệp đã đem sản phẩm của mình vươn ra thế giới. Do đó, bài viết này sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về một quy trình kiểm tra sau thông quan. Nhờ đó, mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể nắm bắt được thông tin một cách kỹ lưỡng, khi tiến hành xuất khẩu một mặt hàng nào đó.

Quy trình kiểm tra sau thông quan có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan được hiểu là một hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan có đối với hồ sơ hải quan, các chứng từ kế toán và các tài liệu, dữ liệu khác có liên quan đến hàng hóa, theo quy định của văn bản pháp luật. Ngoài ra, kiểm tra sau thông qua cũng là kiểm tra hàng hóa trong trường hợp thực tế cần thiết và  các điều kiện thỏa mãn hàng hóa sau khi đã được thông quan. Các hoạt động này được quy định rõ ràng ở  Điều 77 của Luật hải quan.

Kiểm tra sau thông quan được đánh giá là một hoạt động cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp đã là đang muốn xuất khẩu hàng hóa của mình ra thị trường nước ngoài.

Các trường hợp nào kiểm tra sau thông quan?

Không phải bất cứ trường hợp nào cũng bắt buộc phải kiểm tra sau thông quan.  Theo như quy định của luật hải quan trong điều 78, thì các trường hợp kể đến dưới đây sẽ là trường hợp kiểm tra sau thông quan.

  • Đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy luật Hải quan và các quy định khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, được ghi rõ trong văn bản pháp luật. Thì sẽ tiến hành kiểm tra sau không quan đối với doanh nghiệp đó.
  • Đối với các thủ tục kê khai hải quan thì sẽ tiến hành kiểm tra xem có tuân thủ đúng theo như quy định của người khai hải quan không.
  • Theo điều 78 trong luật Hải quan, thì đối với các trường hợp không thuộc trong quy định trên, thì dựa trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro sẽ tiến hành việc kiểm tra sau thông quan.
Quy trình kiểm tra sau thông quan tương đối phức tạp

Thủ tục kiểm tra sau thông quan

Hoạt động kiểm tra sau thông quan sẽ được tiến hành theo thủ tục dưới đây.

Tại trụ sở cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra sau thông quan

  • Lúc này thì Cục trưởng Cục Hải quan và Chi cục trưởng Cục Hải Quan sẽ chịu trách nhiệm quyết định kiểm tra sau thông quan.
  • Theo như quy định thì thời gian kiểm tra giao thông quan tối đa là 5 ngày làm việc sau khi quyết định kiểm tra.
  • Sau khi đã có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền thì người khai hải quan sẽ cung cấp các hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan đến có nội dung liên quan. Quy trình kiểm tra chỉ có thời hạn 3 ngày làm và 5 ngày kể từ trước ngày tiến hành kiểm tra. Khi đó, doanh nghiệp kê khai hải quan sẽ chịu trách nhiệm cung cấp hồ sơ và giải trình cho cơ quan Hải quan.  Sau thời gian đó, thì có quyền bổ sung các giấy tờ. Kết thúc thời hạn 5 ngày thì Cục trưởng Cục Hải quan và Chi cục trưởng Cục Hải Quan sẽ thông báo kết quả kiểm tra đến với người khai báo hải quan.

Tại trụ sở người khai hải quan sẽ tiến hành kiểm tra sau thông quan

Lúc này thì tổng cục hải quan sẽ có quyền quyết định kiểm tra sau thông quan. Thời hạn kiểm tra lúc này là tối đa 10 ngày làm việc. Sau khi đã công bố quyết định kiểm tra thì doanh nghiệp kê khai hải quan sẽ cũng sẽ cung cấp các giấy tờ có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong thời hạn 15 ngày thì cơ quan có thẩm quyền sẽ kết luận kiểm tra và gửi cho doanh nghiệp kê khai hải quan.

>> Xem thêm: Xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ cần lưu ý gì?

Sơ đồ quy trình kiểm tra sau khi hàng hóa được thông quan

Quy trình kiểm tra sau thông quan hoàn chỉnh

Dưới đây là các bước trong quy trình kiểm tra sau thông quan mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần tham khảo.

Bước 1: Thu thập và phân tích thông tin

Ở bước này, thì sẽ ưu tiên các thông tin được thu thập trên cơ sở dữ liệu và hoạt động nghiệp vụ của ngành hải quan. Ngoài ra,  việc đánh giá mức độ rủi ro phải dựa trên cơ sở các nguồn thông tin và nội dung thông tin thu thập được từ hàng hóa của hoạt động xuất nhập khẩu. Việc thu thập thông tin sẽ là hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ người kê khai hải quan.

Bước 2: Kiểm tra mức độ rủi ro

Chi cục hải quan và trụ sở chi cục sẽ tiến hành lựa chọn đối tượng kiểm tra, dựa trên cơ sở phân tích thông tin ở bước 1.  Đối với những trường hợp như hàng hóa chưa được kiểm tra thực tế trước đó hoặc những trường hợp có dấu hiệu vi phạm và mức độ rủi ro về thuế ,thì sẽ được kiểm tra tại chi cục hải quan.

Bước 3: Quyền quyết định thuộc về ai

Theo như điều 144 tại thông tư 38 thì tại cơ sở Hải quan hoặc trụ sở Hải quan thì sẽ tiến hành phê duyệt nội dung, đề xuất và ký ban hành quyết định đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan với những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hoặc rủi ro.

Bước 4: Tiến hành kiểm tra

Quy trình kiểm tra chi tiết này thì sẽ tiến hành kiểm tra về phạm vi nội dung, thời gian, những công việc phải làm, những thành viên của đoàn kiểm tra, đưa ra các tình huống về biện pháp xử lý thông tin liên lạc,…. Đối với những doanh nghiệp đã có chữ ký của quyết định kiểm tra thì trưởng ban kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra những nội dung kể trên.

Sau khi đã hoàn thành kiểm tra các nội dung kể trên thì bên kiểm tra sẽ tiến hành ký biên bản công bố và tiến hành kiểm tra trong thời gian tối đa là 5 ngày đối với cơ sở trụ sở Cơ quan Hải quan và thời gian tối đa là 10 ngày đối với trụ sở doanh nghiệp.

Bước 5: Báo cáo kết quả kiểm tra

Theo như quy định tại khoản 4 Điều 142 Thông tư số 38, thì sau thời hạn tối là 3 ngày sau khi kết thúc thời gian kiểm tra thì người có thẩm quyền sẽ đưa ra thông báo kết quả kiểm tra. Từ đó, đưa ra kết luận trách nhiệm và chỉ đạo xử lý các hoạt động có liên quan đến quy trình kiểm tra sau thông quan.

Bước 6: Đưa ra kết luận kiểm tra

Tại trụ sở người khai hải quan thì sau khi kết thúc kiểm tra người có thẩm quyền sẽ dựa trên kết luận kiểm tra, để chỉ đạo đoàn kiểm tra lập dự dự thảo Bạn kết luận.

Bước 7: Xử lý kết quả kiểm tra

Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý kết quả kiểm tra đối với những doanh nghiệp có vi phạm hoặc giải quyết các khiếu nại và tố tụng hình sự.

Bước 8: Cập nhật lên hệ thống và tiến hành lưu trữ

Đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm tra sau thông qua. Ở bước này thì cục hải quan sẽ có trách nhiệm cập nhật thông tin lên hệ thống và tiến hành lưu trữ các hồ sơ cần thiết. Do đó, các doanh nghiệp không cần phải lo lắng về vấn đề này.

>> Tham khảo: Packing List là gì? 5 lưu ý quan trọng khi lập Packing List

Bài viết trên, đã nêu ra quy trình kiểm tra sau thông quan một cách chi tiết về rành mạch. Nếu bạn đang có nhu cầu thì hãy tham khảo nhé.