Thủ tục nhập khẩu quần áo vào Trung Quốc

150 - 13/06/2024
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trung Quốc từ xưa đến nay nổi tiếng là một thị trường lớn và năng động với nhiều loại hàng hóa khác nhau. Nắm bắt được cơ hội đó, Việt Nam ta đã đẩy mạnh ngành công nghiệp dệt may. Trong đó xuất nhập khẩu quần áo là một trong những thế mạnh của nước ta hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ về khoản thuế và thủ tục nhập khẩu quần áo vào Trung Quốc. Nếu như bạn đang có thắc mắc về vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết này nhé.

Tiềm năng xuất khẩu quần áo vào thị trường Trung Quốc là rất lớn

Thuế nhập khẩu được hiểu là gì?

Thuế nhập khẩu được hiểu là một khoản thuế nhằm đánh vào giá trị hàng hóa được nhập khẩu vào nước có nguồn gốc từ nước ngoài. Đồng thời, thuế nhập khẩu còn nhằm bảo hộ thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm được sản xuất ở trong nước. Hơn nữa, khoản thuế nhập khẩu này sẽ góp phần bổ sung vào ngân sách của nhà nước.

Tuy nhiên, thuế nhập khẩu không áp dụng cho tất cả những loại quần áo nhập khẩu, quần áo cũ thuộc danh sách cấm nhập khẩu.

Thời điểm tính thuế nhập khẩu quần áo vào Trung Quốc

Ngay tại thời điểm doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành đăng ký tờ khai báo hải quan thì sẽ được xem là thời điểm tính thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chắc chắn trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu thì phải đăng ký hoàn tất giấy tờ khai báo hải quan theo quy định.

Có 3 trường hợp về thời điểm tính thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp nhập khẩu nên lưu ý:

  • Khoảng thời gian trước khi hàng hóa được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa được tính là thời điểm nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
  • Thời điểm tính thuế nhập khẩu có hạn chót nộp thuế là ngày thứ 10 của tháng kế tiếp. Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của luật Hải quan mà được phép thực hiện nộp thuế sau khi thông qua hoặc giải phóng hàng hóa.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu quần áo được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp. thì doanh nghiệp đó được phép nộp thuế chậm hoặc được nộp thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa rồi. Tuy nhiên, lưu ý số tiền chậm nộp được tính từ ngày thông quan hàng hóa hoặc được giải phóng. Trong đó, 30 ngày kể từ ngày bạn đăng ký giấy tờ tay hải quan là thời hạn bảo lãnh tối đa.
Mã hs code là dãy ký tự nhận diện về sản phẩm

Mã HS của quần áo nhập khẩu vào Trung Quốc

Theo theo nghị định 125 ,thì mặt hàng quần áo nhập khẩu sẽ có  mã HS tại chương 61 và 62 của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2022. Tuy nhiên, mỗi mỗi loại quần áo khác nhau thì sẽ có mức thuế khác nhau. Để xác định được thuế nhập khẩu của quần áo đó thì bạn phải tiến hành tra cứu mã HS của hàng hóa trong biểu thuế nhập khẩu.

  • Chương 61: “Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc”.
  • Chương 62: “Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc”

Yêu cầu về dán nhãn đóng gói quần áo khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia phát triển và có nền kinh tế đứng đầu thế giới. Do đó, Trung Quốc đã đặt ra một số quy định về nhãn dán và đóng gói hàng hóa nghiêm ngặt. Đặc biệt, những quy định này quan trọng đối với hàng tiêu dùng trong đó có quần áo. Trong một số trường hợp trước đây, có các hàng hóa không thỏa mãn quy định về nhãn dán và đóng gói thì sẽ bị từ chối nhập cảnh vật vào Trung Quốc.

Thuế nhập khẩu quần áo vào Trung Quốc

Theo nghị định 125 của biểu thuế xuất nhập khẩu thì thuế nhập khẩu quần áo vào Trung Quốc sẽ có ba loại thuế bao gồm: thuế xuất khẩu thông thường 30%, thuế xuất khẩu ưu đãi 20% và ACFTA là 0%.

Ngoài ra, tùy thuộc vào Hiệp định kinh tế ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc thì sẽ áp dụng các thuế khác nhau dưới đây:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: Trong trường hợp các quốc gia có thực hiện đối xử tối Huệ Quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam, thì sẽ áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi với các hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc và xuất xứ từ các nước đó.
  • Thuế nhập khẩu thông thường: Thuế nhập khẩu thông thường sẽ được áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu không thuộc các trường hợp áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi kể trên.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Riêng đối với các nước có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với nước ta thì hàng hóa từ nước đó sẽ được Việt Nam áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

>> Xem thêm: Thuế nhập khẩu quần áo vào thị trường Mỹ là bao nhiêu?

Chất lượng quần áo nhập khẩu vào Trung Quốc luôn được kiểm tra nghiêm ngặt

Thủ tục nhập khẩu quần áo vào Trung Quốc

1. Thủ tục hải quan

Bộ hồ sơ khai báo hải quan đối với doanh nghiệp nhập khẩu quần áo vào Trung Quốc sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản như sau:  hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng, giấy chứng nhận xuất xứ, mã vận đơn, giấy chứng nhận hợp quy và các chứng từ khác liên quan nếu như bên Trung Quốc yêu cầu.

2. Thủ tục công bố

Theo như quy định, thông thường các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị trước một bản thủ tục công bố hợp quy khi muốn nhập khẩu quần áo vào Trung Quốc.

Ngoài ra, còn có báo cáo tự đánh giá. Các thông tin bao gồm: tên tổ chức, tên sản phẩm, số hiệu quy chuẩn kỹ thuật, cam kết chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn cân đối áp dụng. Tuy nhiên, có một lưu ý là toàn bộ những báo cáo tự đánh giá trên, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa và kết quả tự đánh giá đã kê khai.

3. Giấy phép nhập khẩu

Đối với giấy phép nhập khẩu thì theo quy định, hàng hóa khi nhập khẩu vào Trung Quốc thì cần phải xin giấy phép nhập khẩu. MOFCOM hoặc các đơn vị địa phương có thẩm quyền sẽ là nơi để các doanh nghiệp nhập khẩu quần áo đăng kí làm giấy phép nhập khẩu.

Ngoài ra, đối với các mặt hàng nhập khẩu nguy hiểm hoặc khi thực thi hạng nặng thuế thì một số giấy phép không được sử dụng để kiểm soát quy trình nhập khẩu hàng từ các nước ngoài khu vực. Khi đó, các mức thuế áp dụng sẽ thấp hơn mức thuế nhập khẩu quy định trước đó.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu quần áo chi tiết nhất

Bài viết trên đây đem đến cho khách hàng một nguồn thông tin khách quan và bao quát về tình hình nhập khẩu quần áo vào Trung Quốc nói chung và thuế nhập khẩu quần áo nói riêng. Những doanh nghiệp nào còn đang có băn khoăn và thắc mắc về các vấn đề xoay quanh bài viết thì có thể tham khảo và lựa chọn những thông tin của bài viết trên. Từ đó, đưa ra hướng đi và giải pháp cho quá trình xuất khẩu quần áo của doanh nghiệp mình nhé.