Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu áo thun mới nhất

173 - 13/06/2024
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Áo thun ghi điểm trong lòng người sử dụng bởi sự tiện lợi, thoải mái và nhanh chóng. Chính vì thế, áo thun có sức hút đối với cả phái nam và nữ. Do đó, dễ hiểu tại sao thị trường xuất khẩu áo thun lại phát triển năng động và đem lại lợi nhuận kinh tế lớn cho nước ta. Trong nội dung chia sẻ ngày hôm nay, Top Cargo sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục xuất khẩu áo thun nhé!

Tiềm năng xuất khẩu áo thun ở nước ta hiện nay là rất lớn

Tình trạng xuất khẩu áo thun của nước ta hiện nay

Đối với thị trường xuất khẩu quần áo nói chung và xuất khẩu áo thun hóa riêng, thì Việt Nam đã và đang là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu quần áo. Đặc biệt, đối với áo thun làm một mặt hàng được ưa chuộng. Bởi, áo thun phù hợp được với phong cách của nhiều người trên các quốc gia khác nhau.

Ngoài ra, áo thun còn mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng đối với những ai không có thời gian phối đồ. Do đó, áo thun rất được ưa chuộng tại các quốc gia khác. Nắm bắt được cơ hội đó, Việt Nam đã đẩy mạnh mô hình xuất khẩu áo thun  để tăng kim ngạch xuất khẩu và đem lại giá trị kinh tế cho đất nước.

Áo thun xuất khẩu có những mẫu nào?

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã và đang cho ra mắt rất nhiều loại áo thun đa dạng từ phong cách, kiểu dáng đến màu sắc. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn những mẫu mã mà bản thân yêu thích.

Thị trường áo thun xuất khẩu của Việt Nam cũng rất đa dạng. Một số loại áo khác được ưa chuộng xuất khẩu hiện nay phải kể đến như: áo thun Adidas cổ bẻ, áo thun gia đình Polo, áo thun Tommy kiểu cổ điển, áo thun Abercrombie có cổ, áo thun Tommy sọc ngang và rất nhiều loại áo khác cũng nằm trong danh mục xuất khẩu.

Áo thun xuất khẩu phù hợp với cả nam lẫn nữ

Mã HS và thuế xuất khẩu áo thun

1. Mã HS quần áo

Để để có thể xuất khẩu được mặt hàng quần áo nói chung và áo thun mới riêng thì việc đầu tiên là bạn cần phải xác định mã HS code của mặt hàng đó. Căn cứ vào tính chất thành phần và cấu tạo của loại quần áo đó mà tiến hành xác định mã HS.

Theo như quy định của văn bản pháp luật hiện hành thì mã  HS của quần áo sẽ  dựa trên kết quả kiểm tra thực tế của Hải quan và kết quả của cục kiểm định hải quan để làm cơ sở pháp lý để áp mã HS đối với mặt hàng xuất khẩu đó.

Để hiểu rõ hơn một cách chính xác về mã HS của áo thun thì quý doanh nghiệp có thể tham khảo mẹ hf thuộc chương 61 và chương 62 tại biểu thuế nhập khẩu.

2. Thuế xuất khẩu áo thun

Áo thun là một mặt hàng xuất khẩu không nằm trong danh sách các mặt hàng cấm. Do đó, không phải nộp thuế VAT theo quy định hiện hành đồng nghĩa với việc thuế VAT của hàng hóa áo thun xuất khẩu là 0%. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu không cần phải nộp thuế xuất khẩu.

Áo thun xuất khẩu đa dạng mẫu mã và kiểu dáng phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng

Xuất khẩu áo thun cần giấy phép gì?

Áo thun là một mặt hàng không nằm trong danh sách cấm hoặc là danh sách ngừng xuất khẩu. Cho nên, xuất khẩu áo thun không có chính sách gì đặc biệt.  Như vậy, khi xuất khẩu áo thun thì doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khai báo hải quan theo như  quy định trước đó.

Thủ tục xuất khẩu áo thun đạt chuẩn

1. Thủ tục hải quan xuất khẩu

Khi xuất khẩu  áo thun, doanh nghiệp xuất khẩu phải đảm bảo rằng chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ khai báo hải quan. Trong bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu áo thun để bao gồm các giấy tờ sau: hóa đơn thương mại, giấy giới thiệu. Ngoài ra, nếu lần đầu xuất khẩu thì cần đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu, các lần sau thì không cần nữa. Giấy giới thiệu, biên bản bàn giao container – bản chính nếu như đó là hàng nguyên cont. Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại và bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp

Tùy thuộc vào yêu cầu của nước nhập khẩu sẽ phát sinh thêm một số giấy tờ khác. Tuy nhiên, thông thường các giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan sẽ không có sự khác biệt lớn. Nhưng doanh nghiệp xuất khẩu cần đảm bảo có đủ chứ không thể thiếu các giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan nói trên.

2. Nhãn hàng hóa xuất khẩu

Để quá trình xuất khẩu áo thun diễn ra thuận lợi thì doanh nghiệp nên giá shipping mark trên các kiện hàng áo. Điều này cũng giúp để đảm bảo việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan một cách nhanh chóng hơn.

Trong nhãn hàng hóa xuất khẩu thì sẽ thông thường bao gồm các nội dung như:  tên hàng bằng tiếng anh, nơi sản xuất (made in Vietnam)  tên các đơn vị nhập khẩu, tổng số thứ tự và tổng số kiện hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiến hành thêm các thông tin như số hợp đồng. Tuy nhiên, có một lưu ý về sắp xếp và vận chuyển hàng hóa là doanh nghiệp cần đặt theo chiều thẳng thẳng đứng hoặc tiến hành đóng gói cẩn thận nhất có thể,…

3. Chứng nhận xuất xứ – C/O

Mặc dù trong quy định của văn bản hiện hành, thì chính phủ Việt Nam không yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải làm xuất xứ Made in Vietnam cho áo thun 100%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bên nhập khẩu sẽ yêu cầu người người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ made in Vietnam để phân biệt nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại quy định, đối với trường hợp nhận khách hàng ở các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Việc này là để người nhập khẩu có thể hưởng được thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định trong hiệp định trước đó.

>> Xem thêm: CO là gì? Những kiến thức xoay quanh CO mà bạn chưa biết

4. Chi phí vận chuyển áo thun

Thông thường, khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa nói chung và áo thun nói riêng. Các doanh nghiệp thường lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường bộ hoặc đường hàng không. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng kinh tế của từng doanh nghiệp mà lựa chọn những loại hình vận chuyển khác nhau. Đi kèm theo là mức chi phí vận chuyển cũng khác nhau.

5. Thời gian xuất khẩu áo thun

Thời gian xuất khẩu hàng hóa áo thun sẽ tùy thuộc vào loại hình vận chuyển mà doanh nghiệp lựa chọn. Thông thường , vận chuyển bằng đường hàng không thời gian sẽ nhanh hơn hai loại hình còn lại nhưng mức chi phí vận chuyển sẽ cao hơn.

>> Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu quần áo chi tiết nhất

Top Cargo là đơn vị chuyên xúc tiến xuất khẩu áo thun uy tín

Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu áo thun ra nước ngoài

Ghi nhãn sản phẩm: khi tiến hành xuất khẩu áo thun sang thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp xuất khẩu bắt buộc phải ghi chi tiết hàm lượng nguyên liệu sản xuất ra áo thun đó.

Quyền sở hữu trí tuệ: đối với bất kỳ mặt hàng quần áo xuất khẩu nào nói chung và áo thun nói riêng khi xuất khẩu phải tuyệt đối không được quy phạm về quyền trí tuệ sở hữu. Bởi, việc sao chép bất hợp pháp một nhãn hiệu hoặc một thiết kế nào đó đã có trước thì sẽ là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị và hình ảnh của nước nhà.

Chất diệt khuẩn: nếu như doanh nghiệp sản xuất quần áo có thêm chất diệt khuẩn vào áo  thun, để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng khỏi khỏi các tác nhân gây hại như sâu bệnh và vi khuẩn. Thì phải tuyệt đối tuân thủ theo hàm lượng được quy định trong văn bản pháp luật.

>> Tham khảo thêm dịch vụ xúc tiến xuất khẩu áo thun uy tín của Công ty Top Cargo tại đây

Trên đây là tất tần tật những thông tin có liên quan đến áo thun và đặc biệt là thủ tục xuất khẩu áo thun đối với những doanh nghiệp nào đang có dự định đưa sản phẩm của mình vươn tầm ra thế giới. Bạn cần nắm chắc những lưu ý trên để đảm bảo quá trình xuất khẩu áo thun diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.