Kho CFS là gì? Đặc điểm của kho CFS trong xuất nhập khẩu

489 - 26/12/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Kho CFS là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với những người đang làm trong ngành xuất nhập khẩu. Vậy kho CFS là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về kho CFS nhé!

Kho CFS là gì?

Hình ảnh về kho CFS

Hình ảnh về kho CFS

Kho CFS được viết tắt từ cụm container freight station, hiểu một cách đơn giản chính là một hệ thống kho hay bãi được sử dụng để thu gom các hàng lẻ LCL – less than container load.

Chẳng hạn là mỗi chuyến hàng khi chuẩn bị  để xuất đi hay nhập khẩu vào nước ta thì thông thường xe được chuyển đi bằng các container tuy nhiên không phải xe lúc nào cũng trong trạng thái đầy hàng h đôi khi có những người chuyển hàng rất ít nên không thể nào lấp đầy được được xe. Lúc này thì kho CFS có trách nhiệm chính là thực hiện tách đơn hay có thể gộp đơn hàng của nhiều những chủ hàng khác nhau trên cùng một chuyến xe container.

Theo quy định mà nhà nước đưa ra năm 2014 thì ở khoản 3 điều 61 những mặt hàng có thể lưu trữ ở kho CFS chính là:

  • Những loại hàng nhập khẩu nhưng chưa được thực hiện làm thủ tục hải quan.
  • Những hàng hóa hoàn thành thủ tục hải quan hay đã thực hiện khai hải quan sẽ được đưa vào kho CFS nhằm mục đích thực hiện kiểm tra thực tế.

Kho CFS có thời hạn lưu kho như thế nào?

Hàng hóa có thể được lưu trữ đến 90 ngày

Hàng hóa có thể được lưu trữ đến 90 ngày

  • Dựa trên quy định đã được đưa ra thì hàng lẻ sẽ có thời hạn lưu trữ và xử lý hàng hóa trong khoảng 90 ngày kể từ ngày bắt đầu đưa ra ( lưu ý: nếu có lý do chính đáng và được sự chấp thuận của chi cục trưởng thì Hải Quan sẽ đưa ra quyết định chấp nhận cho bạn trong vòng 90 ngày).
  • Nếu trong quá thời hạn lưu trữ trên mà không có người nhận hay đứng ra chịu trách nhiệm thì kho CFS sẽ tiến hành cho thông báo công khai ( lưu ý thời gian thông báo lúc này là 2 tháng kể từ ngày tiến hành thông báo thì các chủ hàng vẫn có thể đến khai báo để nhận hàng, nếu không hàng hóa lúc này sẽ bị thanh lý nếu không có người nhận).

Những hoạt động diễn ra trong kho CFS

Thực hiện chia và phân tách hàng hóa

Thực hiện chia và phân tách hàng hóa

Dưới đây là một số hoạt động diễn ra trong kho CFS mà Topcrago đã tìm hiểu được:

  • Thực hiện các hoạt động đóng gói và sắp xếp hàng hóa được chờ xuất khẩu.
  • Chia tách hay đóng ghép hàng hóa vào những container đối với hàng hóa đã quá cảnh hay hàng hóa trung chuyển. Các hàng hóa này sẽ được thực hiện chia tách, đóng ghép với các hàng hóa Việt Nam khác để xuất khẩu đi.
  • Chia và phân tách các hàng hóa nhập khẩu để làm các thủ tục nhập khẩu hàng khi vào thị trường Việt Nam.
  • Thực hiện đóng ghép các container cho các mặt hàng xuất khẩu để chuẩn bị cho việc xuất khẩu đi nước thứ 3.
  • Thay đổi quyền sở hữu  hàng hóa trong kho CFS.

Bạn đọc tham khảo thêm: FCL là gì? Tìm hiểu tần tất tần về FCL trong ngành xuất nhập khẩu

Quy trình thực hiện khai thác hàng hóa ở kho CFS

Quy trình thực hiện khai thác các mặt hàng hóa đối với kho CFS:

  • Người gom hàng sẽ thực hiện tiếp nhận các lô hàng đến từ nhiều chủ khác nhau.
  • Sau đó cho phân loại và sắp xếp rồi tập hợp hàng kẻ lại và tiến hành kiểm tra hải quan, cuối cùng mới cho đóng lên các container.
  • Chuyển các container này đến các địa điểm bằng những tuyến đường phù hợp nhất.
  • Đối với nơi đến, đại lý của người gom hàng sẽ thực hiện tiếp nhận các container, điều phối người đến để dỡ hàng và giao hàng đi cho người  nhận.

Kho CFS có quy trình xuất nhập khẩu như thế nào?

Thực hiện đầy tủ các giấy từ hải quan

Thực hiện đầy tủ các giấy từ hải quan

Bất kỳ là hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu bạn cũng cần phải trình đủ các loại chứng từ theo quy định và thực hiện đủ các quy trình cần thiết. Dưới đây là quy trình của kho CFS đối với hàng hóa nhập khẩu:

  • Bước 1: những hàng hóa khi nhập cảnh ở Việt Nam đều sẽ được cơ quan Hải Quan kiểm tra hàng rồi sau đó mới xác nhận, sau đó cho hàng chờ tại các ga.
  • Bước 2: muốn hàng hóa được đưa vào các kho CFS thì những chủ đại lý/ hãng tàu sẽ phải thực hiện nộp bảng kê khai nhập khẩu hàng hóa theo quy định đã có.
  • Bước 3: kho CFS sau đó thực hiện tháo dỡ các hàng hóa ra khỏi những container.
  • Bước 4: đối với các chủ hàng phải nộp cho cơ quan Hải quan một bản hóa đơn nhập cảnh, hàng hóa sẽ được đánh giá và hoàn tất nộp thuế.
  • Bước 5: Sau khi hoàn tất tất cả các bước trên thù bộ phận phát lệnh xuất bến sẽ được đưa ra, lúc này hàng hóa được xuất kho CFS bằng tờ giấy thông hành.

Kho CFS với hàng hóa xuất khẩu:

  • Bước 1: những nhà xuất khẩu xếp hàng hóa lên xe tải và thực hiện giao hàng tại kho CFS thông qua các hóa đơn vận chuyển đã được ký xác nhận.
  • Bước 2: hàng hóa được đóng gói và đóng thùng sẽ được chuyển đi.
  • Bước 3: hàng hóa được kiểm tra lần nữa.
  • Bước 4: Hoàn thành 3 bước trên cơ quan Hải quan thực hiện niêm phong và đưa ra khỏi các kho CFS về cảng.
  • Bước 5: hãng tàu được quyết định vào bên gia công đơn.

So sánh giữa kho CFS và kho ngoại quan

Kho ngoại quan và kho CFS có gì khác nhau?

Kho ngoại quan và kho CFS có gì khác nhau?

Kho CFS 

Kho ngoại quan

  • Địa điểm thu gom hàng lẻ – CFS, khu vực khi hay bãi dùng để hoạt động thu gom, phân tách,…hàng hóa của nhiều chủ hàng.
  • Khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã được làm thủ tục hải quan chỉ chờ xuất khẩu.
  • Thủ tục hải quan: hầu hết các hàng hóa được lưu giữ tại kho theo điều 61 Luật Hải quan, nếu hàng hóa không được xuất đi thì quyết định dựa trên điều 57 luật Hải quan.
Thủ tục hải quan: hầu hết hàng hóa từ kho ngoại quan đưa thẳng ra nước ngoài hay đưa vào nội địa,…chủ hàng là người thực hiện kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan đối với Chi cục Hải quan,…
  • Bên có thẩm quyền cấp phép:  Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  • Bên có thẩm quyền cấp phép: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  • Dịch vụ: thực hiện đóng gói, sắp xếp các loại hàng hóa chờ được xuất khẩu. Phân chia tách hàng hóa để chờ làm thủ tục,… Thực hiện chuyển quyền sỡ hữu hàng hóa đối với hàng hóa trong thời gian thực hiện lưu trữ.
  • Dịch vụ: thực hiện gia cố và chia gói, bao bì, đóng ghép hàng hóa,… lấy các mẫu hàng hóa nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý hoặc thủ tục hải quan. Thực hiện chuyển quyền sở hữu,…
  • Thuận lợi: tiết kiệm được kha khá chi phí,  thuận tiện cho quá trình làm thủ tục nhập khẩu.
  • Hàng hóa lúc này chưa cần phải nộp thuế nhập khẩu, doanh nghiệp dễ thực hiện bố trí tiết kiệm được chi phí.
  • Khó khăn: luôn chịu sự kiểm tra của giám sát hải quan.
  • Khó khăn: luôn thực hiện các thủ tục hải quan nghiêm ngặt, thực hiện tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

 

Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến kho CFS là gì. Kho CFS ngày nay đóng một vai trò khá quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Hãy theo dõi bài viết và website của Topcargo để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

[block id=”15578″]