CNF là gì? So sánh giữa CNF và CFR

895 - 10/01/2023
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa, bên mua và bên bán thường thỏa thuận các điều khoản để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Một trong những điều khoản quan trọng trong quá trình vận chuyển là CNF, viết tắt của Cost and Freight. Vậy CNF là gì và nó bao gồm những gì? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết này với Top Cargo nhé!

CNF là gì trong xuất nhập khẩu?

CNF là gì?

CNF (Cost and Freight), còn gọi là CFR, là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, được sử dụng để xác định trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến cảng đến (port of destination).

Theo điều khoản CNF, người bán chịu trách nhiệm về chi phí và trạng thái của hàng hóa cho đến khi chúng được tải lên tàu tại cảng xuất phát. Điều này bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng, phí cảng, chi phí bốc xếp và đóng gói hàng hóa.

Trong khi đó, người mua sẽ chịu trách nhiệm về các chi phí và rủi ro sau khi hàng hóa đã được tải lên tàu và cho đến khi chúng được xếp tại cảng đến. Điều này bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến cảng đến (giá cước vận chuyển hàng không nội địa), phí nhập cảnh và các chi phí liên quan khác sau khi hàng hóa đến cảng đến.

CNF có cách tính giá như thế nào?

Để tính giá CNF, ta thực hiện hai phần thanh toán như sau:

  • Tính giá hàng hóa theo hợp đồng ngoại thương.
  • Tính cước phí vận chuyển theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Giá CNF sẽ được tính bằng cách nhân ba khía cạnh sau:

  • Số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thực tế.
  • Giá tính thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa.
  • Thuế suất nhập khẩu.

Cần lưu ý rằng, ngoài giá CNF, khi nhập khẩu hàng từ một quốc gia, người bán còn phải chịu các chi phí bổ sung như thuế nhập khẩu, chi phí bảo hiểm, lệ phí hải quan, và thuế VAT. Đây là những nghĩa vụ bắt buộc và phải thực hiện khi được yêu cầu.

>> Xem thêm:

Cách tính CNF chuẩn xác sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí

Nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán trong CNF

Mỗi bên liên quan khi tham gia vào CNF đều sẽ được quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ. Bạn đọc tham khảo thêm một số thông tin về trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia vào CNF sau đây để hiểu rõ hơn nhé. 

  • Cung cấp hàng hóa đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, kèm theo giấy tờ, chứng từ xác nhận hàng hóa phù hợp.
  • Chịu trách nhiệm, rủi ro và chi phí để có được giấy phép nhập khẩu, bao gồm việc lo các thủ tục liên quan để hải quan cho phép xuất khẩu hàng.
  • Ký kết hợp đồng và thanh toán các chi phí với các đơn vị vận chuyển hàng hóa theo đường biển. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa, nhưng phải cung cấp thông tin cần thiết để người mua có thể tự mua bảo hiểm.
  • Vận chuyển và giao hàng lên tàu tại cảng đúng như quy định trong hợp đồng, đảm bảo thời gian giao hàng như đã thỏa thuận.
  • Chịu toàn bộ trách nhiệm về hàng hóa trước khi chúng được chuyển lên tàu.
  • Thanh toán chi phí vận chuyển và lưu trữ hàng hóa trước khi chúng được bàn giao lên tàu.
  • Chi trả các khoản phí phát sinh từ hợp đồng vận tải, cước phí vận tải, thuế, chi phí kiểm tra và đóng gói hàng hóa, lệ phí xuất khẩu, và các khoản phí khác.
  • Cung cấp thông tin về hàng hóa để người mua có thể hoàn thành các thủ tục khi nhận hàng.
  • Cung cấp các chứng chỉ vận chuyển cho các bên liên quan kịp thời để người mua có thể nhận hàng đúng hẹn.

>> Xem thêm: 11 điều khoản thông dụng trong Incoterm

Nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua trong CNF

  • Luôn luôn thanh toán tiền hàng đầy đủ dựa trên bản hợp đồng thương mại đã được quy định trước đó.
  • Giữa hai bên thì bên người mua phải chịu trách nhiệm về các rủi ro cũng như chi phí để có thể lấy giấy phép nhập khẩu hay giấy tờ liên quan đến việc tiến hành thủ tục nhập hàng ( đa số dựa trên điều khoản đã được hai bên thống nhất).
  • Thực hiện tiếp nhận thông tin từ người bán để có thể nhận hàng hóa được kịp thời.
  • Chịu trách nhiệm dỡ hàng hóa và tiến hành thông quan hàng hóa để nhập khẩu.
  • Thực hiện chi trả một số chi phí như local charge đầu nhập, trả chi phí vận chuyển từ cảng về đến kho cũng như đóng thuế nhập khẩu.
  • Mua bảo hiểm cho hàng hóa (trong trường hợp nếu bạn thấy cần thiết hay hàng hóa đó thuộc nhóm đặc thù).
  • Trách nhiệm lúc này thuộc về người mua trong quá trình hàng hóa trên tàu đi đến cảng đích.
  • Bên người mua chịu trách nhiệm phải cung cấp cho bên người bán những thông tin liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa như thời gian nhậ hàng, địa chỉ nhận hàng,… Đây là bước mang tính bắt buộc vì nếu người mua không cung cấp sẽ phải chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.

So sánh giữa CNF và CFR

1. Điểm giống nhau giữa CNF và CPT

Cả hai điều kiện CFR và CPT đều đặt người bán thuê tàu hoặc phương tiện vận chuyển đến điểm đích nằm ở bên nước của người mua.

Trong cả hai trường hợp, rủi ro đối với hàng hóa trên biển được gánh cho người mua. Cả CFR và CPT đều đặt nghĩa vụ thông quan hàng hóa ở cả hai đầu.đều gánh chi phí bốc dỡ hàng hóa ở cả hai đầu.

2. Điểm khác nhau giữa  CNF và CPT

CNF

CPT

  • Dùng cho đường biển và thủy nội địa.
  • Dùng cho hầu hết mọi hình thức – chủ yếu chính là đường biển và đường bay.
  • Bên người bán chỉ hết trách nhiệm khi hàng nằm trên tàu.
  • Bên người bán sẽ hết trách nhiệm khi giao hàng cho người chuyên chở ( người bán sẽ hết trách nhiệm khi đến địa điểm người chuyên chở yêu cầu).

 

Những điểm cần lưu ý khi dùng CNF

Điều kiện CFR chỉ áp dụng cho giao hàng bằng đường biển và đường thủy nội địa, không bao gồm các phương tiện vận chuyển khác như đường hàng không hoặc đường sắt.

Theo quy định của điều kiện CFR, người bán chỉ hết trách nhiệm khi hàng hóa đã được tải lên tàu và nằm trên tàu hoàn toàn. Dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng ở ICD hoặc cảng biển lớn, người bán vẫn phải chờ đến khi hàng hóa được tải lên tàu để kết thúc trách nhiệm và chịu rủi ro. Trong trường hợp hãng tàu gây ra lỗi lầm trong quá trình vận chuyển từ ICD ra cảng biển, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm và rủi ro liên quan đến hàng hóa.

Người bán trả tiền cước thuê tàu đến cảng đích, nhưng chỉ chịu trách nhiệm và rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng đã được tải lên tàu hoàn toàn. Mọi rủi ro đối với hàng hóa trên đường biển, và cả đoạn đường nội địa sau khi hàng đã rời cảng đích là do người mua gánh.

Top Cargo đã cung cấp một số thông tin cơ bản về điều kiện CNF và cách phân biệt nó với các điều khoản khác. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm CNF là gì? Cũng như giúp ích cho bạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế.