Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất đạt chuẩn

109 - 25/05/2024
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn là một cá nhân hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gỗ và quan tâm đến quy trình thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất? Gỗ và các sản phẩm từ gỗ đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất khẩu của đất nước chúng ta hàng năm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu các sản phẩm này liên quan đến quy trình hải quan khá phức tạp và đòi hỏi tuân thủ nhiều chính sách pháp luật. Vậy, quy trình xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ diễn ra như thế nào? Top Cargo sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây.

Top Cargo hướng dẫn đầy đủ quy trình và thủ tục xuất khẩu gỗ nội thất mới nhất

Mã HS và thuế xuất khẩu đồ gỗ nội thất

1. Mã HS code đồ gỗ nội thất

Để xác định Mã HS (Harmonized System code) cho đồ gỗ nội thất, bạn có thể tham khảo Chương 94 của Hệ thống Hài hoà Hải quan thế giới (HS) với mô tả hàng hóa như sau:

  • 940350: Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong phòng ngủ
  • 940360: Đồ nội thất bằng gỗ khác
  • 940161: Ghế có khung bằng gỗ và đã nhồi đệm
  • 940169: Ghế có khung bằng gỗ, loại khác
  • 940190: Bộ phận ghế ngồi (trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
  • 940390: Các bộ phận của đồ nội thất khác
  • 940340: Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong nhà bếp
  • 940490: Khung đệm và các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
  • 940389: Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự (như tre, mây)
  • 940330: Đồ nội thất khác bằng gỗ sử dụng trong văn phòng
  • 940151: Ghế ngồi bằng tre hoặc song, mây

2. Thuế xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Theo Chú giải của Hệ thống HS 2007 và Biểu thuế ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính:

Đồ nội thất bằng gỗ thuộc nhóm 9403 sẽ có thuế xuất khẩu là 0% và thuế giá trị gia tăng cũng là 0%. Tuy nhiên, việc áp dụng Mã HS cụ thể sẽ dựa vào sản phẩm cụ thể và quy định tại thời điểm nhập khẩu.

Tiềm năng xuất khẩu gỗ nội thất ở nước ta là rất lớn với nhiều mẫu mã đa dạng

Điều kiện xuất khẩu nội thất gỗ

Trước khi bắt đầu quá trình xuất khẩu, bạn cần đảm bảo rằng bạn đáp ứng các điều kiện cần thiết. Điều này bao gồm cả điều kiện về doanh nghiệp và điều kiện về hàng hóa.

1. Điều kiện về doanh nghiệp

  • Đăng ký kinh doanh: Bạn cần phải có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu nội thất gỗ.
  • Giấy phép xuất khẩu: Được cấp bởi cơ quan chức năng, giấy phép này là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu.
  • Thanh toán thuế và lệ phí: Đảm bảo bạn đã thanh toán đầy đủ các loại thuế và lệ phí liên quan đến xuất khẩu.
  • Quản lý chất lượng: Thiết lập quy trình quản lý chất lượng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

2. Điều kiện về hàng hóa

  • Chất lượng và kiểm tra: Đảm bảo rằng sản phẩm nội thất gỗ của bạn đạt tiêu chuẩn chất lượng và đã được kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Xác nhận xuất xứ: Điều này đòi hỏi bạn phải có giấy chứng nhận về nguồn gốc của gỗ sử dụng trong sản phẩm.
  • Đóng gói và vận chuyển: Sản phẩm cần được đóng gói cẩn thận để tránh hỏng hóc trong quá trình vận chuyển.

Chính sách và thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất

1. Thủ tục xuất khẩu đồ nội thất gỗ tự nhiên

Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất sau chế biến, ngoài bộ hồ sơ khai hải quan, công ty cần chuẩn bị thêm bộ hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 điều 17 của Thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT ngày 04/01/2012.

  • Bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc lâm sản gồm:
  • Nếu mua từ nhà máy chế biến gỗ trong nước:
  • Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm địa phương.
  • Nếu mua từ người nông dân:
  • Bảng kê lâm sản có xác nhận của địa phương như ủy ban nhân dân phường, xã.
  • Nếu nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài:
  • Đồ nội thất gỗ tự nhiên được sản xuất từ gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó gia công thành các sản phẩm như bàn, ghế, tủ, … Để xuất khẩu hàng nội thất này, cần nộp tờ khai khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
  • Chứng từ xuất khẩu hàng nội thất gỗ tự nhiên:
  • Tờ khai nhập khẩu (nếu gỗ nguyên liệu là gỗ nhập khẩu)
  • Hóa đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ nhà máy.
  • Bảng kê lâm sản.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Hợp đồng ngoại thương.
  • Vận đơn.
  • Chứng thư hun trùng.

>> Xem thêm: Những nội dung cần có trong Hợp đồng Ngoại thương

2. Thủ tục xuất khẩu hàng nội thất gỗ công nghiệp

Các sản phẩm nội thất làm từ gỗ công nghiệp (MCF, MDF, …) thì thủ tục xuất khẩu sẽ tương tự như xuất khẩu hàng hóa thông thường được quy định theo Thông tư 38/2015/TT-BTC. Các sản phẩm này không thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu.

Chứng từ xuất khẩu hàng nội thất gỗ công nghiệp:

  • Hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Hợp đồng.
  • Vận đơn.
  • Chứng thư phun trùng.

Lưu ý: Nếu hàng đóng kiện gỗ hoặc sử dụng pallet gỗ, cần phải phun trùng cho các loại gỗ chưa qua xử lý.

Thị trường của mặt hàng gỗ nội thất ngày càng đa dạng để xuất khẩu

Thủ tục hải quan xuất khẩu đồ gỗ nội thất tại cửa khẩu xuất

Bước 1: Dựa trên thông tin từ bộ chứng từ thương mại, doanh nghiệp cần khai báo hải quan xuất khẩu trên hệ thống theo quy định hiện hành. Việc này thường được thực hiện thông qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5-VNACCS, cho phép khai báo và truyền dữ liệu qua mạng internet.

Bước 2: Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, doanh nghiệp cần in tờ khai và các bộ chứng từ giấy tương ứng, sau đó mang đến chi cục hải quan để đăng ký tờ khai. Tùy thuộc vào kết quả phân luồng tờ khai, tờ khai sẽ được xử lý theo các luồng khác nhau:

  • Luồng xanh: Hệ thống tự động thông quan trực tiếp, chỉ cần thanh lý tờ khai vào sổ tàu xuất.
  • Luồng vàng: Hồ sơ giấy được mang đến cho hải quan kiểm tra trước khi được thông quan.
  • Luồng đỏ: Hồ sơ giấy và hàng hóa được kiểm tra cẩn thận trước khi được thông quan.

Top Cargo chuyên xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ nội thất uy tín

Top Cargo với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tự hào là một trong những đối tác vận chuyển hàng hoá uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Với mức giá hợp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Cam kết của chúng tôi:

  • Luôn minh bạch hoá đơn, nguồn gốc hoá đơn đầu vào và đảm bảo được tính minh bạch, pháp lý.
  • Lịch trình vận chuyển linh hoạt, thời gian giao hàng đúng tiến độ.
  • Xuất hoá đơn đầy đủ thông tin, giấy tờ, chứng từ để khách hàng có thể theo dõi hợp đồng đã cam kết.
  • Cập nhật, báo cáo lịch trình di chuyển hàng ngày cho khách hàng biết.

Đội ngũ nhân viên của chúng tôi:

  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm và sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực.
  • Chuyên xử lý các vấn đề về hàng khó, am hiểu về các thông tư, nghị định và chính sách liên quan đến thuế xuất nhập khẩu.
  • Luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7.

Trên đây là toàn bộ thủ tục xuất khẩu đồ nội thất gỗ. Hy vọng rằng qua bài viết này, quý khách đã hiểu hơn về thủ tục xuất khẩu gỗ và lựa chọn cho mình đơn vị vận chuyển hàng hoá tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nếu quý khách đang tìm đơn vị vận chuyển hàng hoá hoặc có bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi. Top Cargo rất vui lòng được phục vụ quý khách!

>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình và thủ tục xuất khẩu mặt hàng gỗ chi tiết