Tư vấn thủ tục xuất khẩu gạo (Cập nhật mới nhất 2024)

30 - 05/05/2024
|
Rate this post
Rate this post

Gạo đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu sản phẩm này, họ cần tuân thủ một số quy định cụ thể. Vậy, xuất khẩu gạo cần những thủ tục gì? Quy trình và thủ tục xuất khẩu gạo ra sao? Hãy cùng Top Cargo theo dõi bài viết này nhé!

Top Cargo hướng dẫn hồ sơ hải quan xuất khẩu gạo

Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo chuẩn

Dưới đây là quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo bạn cần nắm:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ hải quan: Doanh nghiệp cần gửi hồ sơ khai báo hải quan và các tài liệu liên quan đến cơ quan hải quan. Hồ sơ này cần cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, bao gồm giá trị, xuất xứ và các thông tin khác cần thiết.
  • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và hàng hóa: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ và thực tế hàng hóa. Quá trình này bao gồm kiểm tra tính chính xác của thông tin khai báo và kiểm tra hàng hóa để đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan.
  • Bước 3: Nộp lệ phí hải quan và hoàn thành thủ tục: Sau khi hoàn thành kiểm tra, người xuất khẩu sẽ phải nộp lệ phí hải quan dựa trên giá trị và loại hàng hóa. Khi lệ phí được thanh toán và các thủ tục liên quan hoàn tất, người xuất khẩu sẽ nhận được tờ khai hải quan đã được xác nhận.

Lưu ý rằng quy trình trên có thể có sự biến đổi tùy thuộc vào quy định và thủ tục hải quan của từng quốc gia hoặc khu vực.

Quy định thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo mới nhất 

Xuất khẩu gạo cần những thủ tục gì?

Sau đây là một số thủ tục xuất khẩu hàng gạo mà doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu gạo sang nước ngoài. Cụ thể:

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân cần chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (1 bản chính).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư: 1 bản sao, được xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
  • Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 1 bản sao, được xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

Các tài liệu trên sẽ được nộp đến Bộ Công Thương để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Sau khi hoàn thành những thủ tục trên, thì thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện thủ tục xuất khẩu gạo.

2. Hồ sơ hải quan xuất khẩu gạo

Dưới đây là các yêu cầu cần thiết cho hồ sơ hải quan khi xuất khẩu gạo:

  • Yêu cầu hải quan (02 bản chính)
  • Hợp đồng mua bán và Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có):
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hoặc hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp.
  • Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo: 01 bản chụp.
  • Hóa đơn xuất khẩu:
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp.
  • Bảng kê chi tiết hàng hóa:
  • Đối với trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp.
  • Văn bản xác định trước mã số và trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.

(Thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật hải quan và Nghị định số 08/2015/ND-CP)

Chính sách xuất khẩu gạo có tính phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết vững về ngoại thương cũng như pháp luật hải quan. Quý khách có thể tham khảo Bảng báo giá dịch vụ Thủ Tục Hải Quan Trọn Gói của chúng tôi để hoàn tất thủ tục xuất khẩu gạo một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

3. Một số chứng từ có thể cần theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
  • Certificate of Quality (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) (CFS)
  • Certificate of Health (Giấy chứng nhận y tế) (H/C)
  • Phytosanitary Certificate (Chứng từ kiểm dịch thực vật )
  • Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hun trùng )
  • Các chứng từ liên quan khác,…

>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu dừa tươi Chi tiết (Cập nhật mới 2024)

Việt Nam là quốc gia có tỷ suất xuất khẩu gạo mạnh mẽ hiện nay

Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo

Dưới đây là mã HS cũng như một số biểu thuế mà bạn cần biết khi làm thủ tục xuất nhập khẩu gạo. Cụ thể:

1. Mã HS mặt hàng gạo

Phụ thuộc vào từng loại gạo, mã HS sẽ có sự khác biệt. Theo quy định, mã HS của gạo thuộc nhóm hàng chương 10 – Ngũ cốc, cụ thể là mã nhóm 1006. Dưới đây là danh sách mã HS chi tiết cho từng loại gạo:

  • Mã HS cho Thóc: 100610.
  • Mã HS cho Gạo lứt: 100620.
  • Mã HS cho Gạo đã được xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã được đánh bóng hoặc chưa được đánh bóng: 100630.

2. Các loại thuế khi xuất khẩu mặt hàng gạo

Theo quy định, trong quá trình xuất khẩu gạo, cả hai khoản thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế xuất khẩu, đều được miễn hoàn toàn. Chi tiết như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Theo quy định hiện tại về hoạt động xuất khẩu, thuế VAT áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu, bao gồm cả gạo, sẽ là 0%. Điều này có nghĩa là không có khoản thuế VAT nào được tính vào giá trị xuất khẩu của gạo.
  • Thuế xuất khẩu: Hiện nay, thuế xuất khẩu đối với gạo là 0%, tức là không có khoản thuế nào được áp dụng đối với việc xuất khẩu gạo.

Như vậy, việc miễn thuế cả VAT và thuế xuất khẩu cho gạo xuất khẩu không chỉ tạo ra sự hấp dẫn trong ngành công nghiệp này mà còn giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả.

>> Tham khảo: Thủ tục xuất khẩu gạo sang Trung Quốc mới nhất 2024

Xuất khẩu gạo đóng góp một phần lớn vào nền kinh tế Việt Nam. Để thành công trong việc xuất khẩu mặt hàng gạo, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định cũng như thủ tục xuất khẩu gạo liên quan. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc về thủ tục xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hoặc thủ tục xuất khẩu gạo sang Lào. Hãy liên hệ nga với Top Cargo để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.