Gỗ cao su là một loại gỗ thân cứng được khai thác từ cây cao su, tên khoa học là Hevea Brasiliensis. Loại cây này được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878. Hiện nay, cây cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Miền Trung nước ta.
Cây cao su thường được biết đến là loại cây thân thiện với môi trường. Bên cạnh việc đem lại nhiều lợi ích như phủ xanh đất trống, chống xói mòn, đây còn là giống cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Sau khi thu hoạch nhựa, phần thân cây sẽ tiếp tục được sử dụng làm các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống.
Dựa theo bảng phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam, gỗ cao su thuộc nhóm VII - nhóm gỗ thuộc dòng thông dụng, giá thành rẻ nguồn nguyên liệu dồi dào và có tính ứng dụng cao.
Đặc điểm
Gỗ từ cây cao su có màu vàng nhạt, sáng. Thớ gỗ khá dày, ít co giãn, vân thẳng giúp dễ dàng nhuộm màu, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Ưu điểm: Gỗ cao su chắc, dẻo dai, tính kháng khuẩn tốt. Vì là gỗ tự nhiên nên hoàn toàn không bị thấm nước hay bị tác động trong môi trường có độ ẩm lớn. Ngoài ra, gỗ có tính đàn hồi cao nên ít cong vênh, dễ bám sơn nên có thể đánh bóng để tăng cường độ bền.
Nhược Điểm: Thường các sản phẩm có kích thước lớn từ gỗ cao su chủ yếu là gỗ ghép. Bên cạnh đó, so với các loại gỗ khác trong sản xuất, gỗ cao su có tuổi thọ thấp hơn và không cứng chắc như nhiều loại gỗ quý hiếm. Về màu sắc, loại gỗ này không phù hợp để sản xuất các sản phẩm nội thất sang trọng, khó ứng dụng trong các không gian cổ điển, truyền thống.
Giá thành: So với mặt bằng chung, giá thành của các sản phẩm làm bằng gỗ cao su khá thấp. Tuy giá thành không cao nhưng chất lượng sản phẩm từ gỗ cao su rất tốt, phù hợp với tài chính của từng khách hàng.
Thông số chi tiết:
Mật độ
560-640 (kg/m3 ở 16% MC)
Tiếp tuyến Hệ số co dư
1.2 (%)
Triệt Hệ số co dư
0.8 (%)
Độ cứng
– 4350 (N)
Tĩnh uốn
66 N/mm ở mức 12% MC
Mô đun đàn hồ
9700 (N/mm ở mức 12% MC)
Ứng dụng
Gỗ cao su đang là loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống hằng ngày. Gỗ cao su xẻ được sử dụng sản xuất các sản phẩm nội thất như: giường ngủ, tủ đựng quần áo, bàn, ghế sofa... Ngoài ra có thể gia công chi tiết gỗ: Chân gỗ tiện, Chân bàn, chân ghế, diềm bàn, diềm ghế, mặt bàn, mặt ghế, mặt kệ…
Bên cạnh các sản phẩm nội thất, gỗ từ cây cao su còn cung cấp đa dạng các chế phẩm khác như: Gỗ cao su xẻ, ván ghép gỗ cao su, ván bóc cao su. Tất cả các sản phẩm đều đa dạng quy cách, giá thành, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Gỗ cao su với ưu điểm giá rẻ, bền, đẹp nên hiện tại không chỉ sử dụng tại thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
2. Các thị trường nhập khẩu gỗ cao su xẻ tại Top Cargo
Hiện tại, sản phẩm được làm từ gỗ cao su xẻ đã và đang là một trong những nhóm mặt hàng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Vì vậy, nhu cầu xuất khẩu gỗ cao su xẻ tại Việt Nam ngày một tăng cao. Để thuận tiện cho các doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu gỗ cao su xẻ sang các ngoài. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho khách hàng các thị trường Top Cargo đã và đang hỗ trợ xuất khẩu đơn hàng gỗ cao su xẻ.
Đơn hàng xuất khẩu gỗ cao su xẻ sang thị trường Sri Lanka GCS01-220621
Đơn hàng xuất khẩu gỗ cao su xẻ sang thị trường Guatemala GCS01-300721
Đơn hàng xuất khẩu gỗ cao su xẻ sang Trung Quốc GCS01-170821
Đơn hàng xuất khẩu gỗ cao su xẻ sang thị trường Bangladesh GCS01-140921
*Lưu ý: Tùy vào nhu cầu của khách sẽ có các quy cách khác nhau: Bào lán, sấy hoặc không sấy.
3. Quy trình sản xuất Gỗ cao su xẻ
Quá trình đưa ra thành phẩm gỗ cao su xẻ chất lượng phải trải qua đầy đủ 6 giai đoạn và có đủ các yếu tố như: Cây gỗ cao su đủ năm khai thác, được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào quy trình sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế việc phát sinh ra lỗi.
Bước 1: Sơ chế gỗ cao su thô thành phôi gỗ
Bước 2: Phân loại lỗi khuyết điểm sau khi xẻ gỗ
Bước 3: Xử lý bằng hóa chất
Bước 4: Xử lý tẩm áp lực ở môi trường chân không
Bước 5: Quá trình sấy gỗ cao su xẻ
Bước 6: Kiểm tra, phân loại lại và lưu kho bảo quản
4. Tư vấn xuất khẩu Gỗ cao su xẻ tại Top Cargo
Để thuận tiện cho các công ty lần đầu tiên xuất khẩu gỗ cao su xẻ ra nước ngoài. Chúng tôi xin chia sẻ về quy trình xuất khẩu hàng hoá một cách tổng quan, giúp khách hàng dễ hình dung nhất và có kinh nghiệm làm việc trong những đơn hàng tiếp theo:
Đàm phán với đối tác nước ngoài.
Ký Hợp đồng Xuất Nhập Khẩu.
Nhận tiền cọc từ khách hàng (nếu hình thức thanh toán là TT) hoặc nhận thông báo mở LC do ngân hàng phía nhà nhập khẩu phát hành.
Nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa.
Nhà xuất khẩu liên hệ hãng tàu và làm thủ tục hải quan.
Nhà xuất khẩu hoàn thành sản xuất hàng hóa, đóng hàng lên container và gửi hàng cho khách.
Tổng hợp chứng từ và yêu cầu thanh toán giá trị đơn hàng còn lại từ đối tác nước ngoài
Khách hàng muốn tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục xuất khẩu gỗ từ Việt Nam ra quốc tế, có thể tham khảo bài viết: Tư vấn xuất khẩu gỗ
Topcargo.vn là nơi chúng tôi chia sẻ các kinh nghiệm giao thương, cập nhật thông tin về các đơn hàng xuất khẩu mới nhất. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc về quy trình, các thủ tục xuất/nhập khẩu và muốn được tư vấn chính xác hơn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:
Top Cargo tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn xuất khẩu gỗ xẻ và tìm kiếm cơ hội cho các nhà xưởng Việt Nam xuất khẩu thành công hàng hóa sang các nước trên thế giới. Hãy để Top Cargo hỗ trợ quý doanh nghiệp có một giải pháp xuất khẩu an toàn, giúp thương hiệu Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.