CO Form AI là gì? Hướng dẫn thủ tục xin C/O Form AI

970 - 09/05/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài hiện nay là một phần quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ thì doanh nghiệp bắt buộc phải có CO Form AI. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về lọa chứng từ này cũng như cách thực hiện ra sao. Cùng tìm hiểu về CO Form AI và tham khảo hướng dẫn thủ tục xin cấp chứng từ này trong bài viết sau đây!

CO Form AI là gì?

Hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam muốn xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN bắt buộc phải có chứng từ CO Form AI. Chứng từ này được cấp dựa trên Hiệp định Thương mại đa phương AIFTA – Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ được ký vào ngày 13/08/2009.

CO Form AI thể hiện rõ ràng các thông tin liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa từ quốc gia, vùng lãnh thổ nào – cụ thể là Việt Nam và một số đối tác kinh tế toàn diện ASEAN.

co-form-ai

Hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam muốn xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN bắt buộc phải có chứng từ CO Form AI

Hàng hóa được cấp CO theo mẫu AI sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế xuất/nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ. Theo đó, đơn vị xuất và nhập hàng hóa được cấp CO Form AI này sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn cho thuế so với khi xuất khẩu đến các nước khác.

Tuy nhiên, hàng hóa xuất/nhập khẩu muốn được cấp CO theo mẫu AI để hưởng các ưu đãi thuế đặc biệt từ AIFTA thì phải đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Hàng hóa xuất/nhập khẩu phải nằm trong danh mục biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành cho từng quốc gia trong hiệp định AIFTA.
  • Các quốc gia xuất/nhập khẩu hàng hóa được phép cấp CO phải là các nước cùng hợp tác và ký kết hiệp định AIFTA, bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippin, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam.
  • Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu một cách trực tiếp và phải đi từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào trong nước.
  • Hàng hóa và doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ theo hiệp định.

Vậy, để hàng hóa được CO Form AI thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé!

Quy định hồ sơ xin cấp CO Form AI

Để có thể hưởng được các chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu, đồng thời tăng độ tin tưởng về chất lượng hàng hóa đối với thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp CO Form AI. Sau đây là một số giấy tờ, chứng từ quan trọng mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để được cấp chứng từ xuất xứ hàng hóa – C/O.

chuan-bi-day-du-ho-so-de-duoc-cao-co

Để được cấp CO Form AI, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm các chứng từ được quy định

Đơn xin cấp C/O

Đơn xin cấp C/O là biểu mẫu có sẵn, doanh nghiệp chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết được yêu cầu trên mẫu đơn.

Đơn xin cấp C/O bắt buộc phải có chữ ký người đại diện và đóng dấu mộc của doanh nghiệp xin C/O theo đúng quy định của pháp luật.

Điền mẫu C/O Form AI

Mẫu CO Form AI được điền đối với doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang Ấn Độ, bộ hồ sơ được lập thành 3 bản, bao gồm 1 bản gốc và 2 bản sao. Các bản sao của chứng từ C/O sẽ được gửi đến các tổ chức cấp C/O để lưu giữ.

Mẫu đơn xin C/O cần được đánh máy rõ ràng, đầy đủ các thông tin và phải sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Các bản C/O xin cấp chứng từ xuất xứ hàng hóa theo hiệp định AIFTA cần có chữ ký của người đại diện hợp pháp và mộc đỏ của doanh nghiệp.

Hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại luôn là chứng từ quan trọng trong các hoạt động giao dịch buôn bán, xuất/nhập khẩu, vì vậy, chứng từ này có mặt trong bộ hồ sơ xin cấp C/O là điều dễ hiểu.

Hóa đơn thương mại cần được cấp bởi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và phải lưu hành bản gốc.

Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan có chữ ký của người đại diện hợp pháp và dấu mộc đỏ, được lập thành bản gốc và các bản sao y đi kèm. Trường hợp chưa thể cấp tờ khai hải quan ngay thì doanh nghiệp có thể nộp sau nếu có lý do chính đáng.

chuan-bi-to-khai-hai-quan

Xin cấp CO Form AI là bước quan trọng giúp doanh nghiệp hưởng các ưu đãi về thuế khi xuất khẩu

Bản sao vận tải đơn

Vận tải đơn là chứng từ bắt buộc trong bộ hồ sơ xin cấp C/O, tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nộp bản sao y bản chính (có chứng thực) trong trường hợp không có bản chính.

Bảng tính hàm lượng giá trị theo khu vực

Hàm lượng giá trị hàng hóa và các tính toán liên quan cần dựa trên quy định tại khu vực xuất/nhập khẩu và tại thời điểm doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ.

Bảng kê chi tiết HS nguyên liệu đầu vào

Hàng hóa muốn được cấp chứng từ xuất xứ CO khi xuất khẩu sang Ấn Độ thì cần có bảng kê chi tiết các thông tin, giấy tờ liên quan đến nguyên vật liệu sản xuất đầu vào.

Các giấy tờ hợp lệ và được ghi nhận tại bảng kê chi tiết là bản sao hợp đồng mua/bán nguyên liệu hoặc hóa đơn.

Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhập hàng hóa không có hợp đồng hay hóa đơn thì cần có chữ ký xác nhận của đơn vị cung cấp nguyên vật liệu.

Bản sao hải quan nhập khẩu nguyên liệu

Nếu nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu được nhập từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới thì cần có bản sao hải quan nhập khẩu nguyên liệu trong bộ hồ sơ xin cấp CO Form AI.

Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu

Quy trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng rất quan trọng, giúp tổ chức cấp CO có căn cứ để xem xét và phê duyệt chứng từ xuất xứ cho doanh nghiệp.

doanh-nghiep-can-chung-minh-nguon-goc-xuat-xu-cua-nguyen-vat-lieu

Doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa khi xin cấp CO

Nội dung kê khai CO Form AI

Bởi trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi Ấn Độ cùng nộp hồ sơ xin cấp CO mỗi ngày. Việc xử lý hồ sơ, giấy tờ và cấp CO sẽ cần nhiều thời gian, nếu doanh nghiệp điền sai thông tin thì rất có thể bị trả về, chỉnh sửa, nộp lại rồi chờ đợi phản hồi. Điều này vô tình khiến việc xuất khẩu bị trì hoãn, gây mất uy tín, thậm chí hàng hóa có thể bị hư hỏng, kém chất lượng, do thời gian chờ đợi đến tay người tiêu dùng quá lâu.

Sau đây là kinh nghiệm của chúng tôi trong việc điền CO Form AI, giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn cũng như tiết kiệm nhiều thời gian nhất có thể:

  • Mục 1: Mục này cần được điền đầy đủ thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu, địa chỉ, quốc gia.
  • Mục 2: Đây là mục để doanh nghiệp điền thông tin của đơn vị nhập khẩu, tên, địa chỉ, tuổi (nếu là khách hàng cá nhân). Trong trường hợp doanh nghiệp đã xác định địa chỉ của đơn vị nhập khẩu thì điền “TO ORDER” hoặc “TO ORDER OF”. Đặc biệt, các thông tin này cần phải chính xác và có sự thống nhất giữa các giấy tờ khác được nộp kèm trong bộ hồ sơ xin cấp C/O.
  • Mục 3: Thông tin về đơn vị vận tải sẽ được điền tại mục này, bao gồm hình thức vận chuyển, phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hệ số hành trình, cửa khẩu nhận hàng, ngày/tháng chi tiết.
  • Mục 4: Điền thông tin liên quan đến đơn vị cấp CO Form AI, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, thông tin liên lạc.
  • Mục 5: Ghi chú liên quan đến đơn vị cấp C/O, trường hợp ghi chú sau khi hàng đã xuất thì cần được đóng dấu thông báo. Đối với trường hợp bị mất bản chính thì đóng dấu lên phó bản.
  • Mục 6: Tại mục này, doanh nghiệp cần điền thông tin về mã hiệu, số, chủng loại hàng hóa. Các thông tin liên quan đến số liệu, ngày/tháng thì cần được thể hiện rõ ràng. Trường hợp người khai đơn C/O Form AI không phải là người trực tiếp gửi hàng thì cần ghi rõ họ và tên, chữ ký của người khai.

dien-thong-tin-trong-bieu-mau-phu-hop

Điền đầy đủ thông tin một cách chính xác để được cấp CO Form AI trong thời gian sớm nhất

  • Mục 7: Doanh nghiệp khai báo số lượng và trọng lượng thô của hàng hóa, đồng thời lưu ý thêm thông tin về HS code tại nước nhập khẩu.
  • Mục 8: Thông tin kê khai hóa đơn bao gồm số hóa đơn và ngày hóa đơn sẽ được ghi tại mục này. Trường hợp không có hóa đơn thì cần trình bày lý do rõ ràng, súc tích.
  • Mục 9: Thông tin về địa điểm, thời gian phát hành C/O (ngày được phát hành CO là ngày bắt đầu và không được trùng với Chủ Nhật, ngày lễ, Tết theo quy định của Pháp luật).
  • Mục 10: Mục này điền thông tin về quốc gia mà hàng hóa sẽ được xuất khẩu đến, vì vậy, doanh nghiệp cần điền địa chỉ cụ thể, chính xác.
  • Mục 11: Tại ô này, doanh nghiệp điền cụ thể như sau:
    • Dòng thứ nhất: VIETNAM.
    • Dòng thứ hai: Tên nước nhập khẩu.
    • Dòng thứ 3: Địa chỉ, ngày tháng năm và chữ ký xác nhận của bên xuất khẩu hoặc ủy quyền.
  • Mục 12: Thường để trống.
  • Mục 13: Tích dấu “x” vào các ô tương ứng, bao gồm “Third-Country Invoicing”, “Exhibition” hoặc “Back to back C/O”.

Các trường hợp bị từ chối cấp CO Form AI

Thủ tục cần chuẩn bị để được cấp CO Form AI không quá phức tạp nhưng đối với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm thì sẽ khá rắc rối nếu không có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Sau đây là một số trường hợp bị từ chối cấp chứng từ xuất khẩu CO Form AI mà doanh nghiệp cần quan tâm để tránh gặp phải:

  • Hồ sơ đề nghị cấp CO Form AI có một số giấy tờ không hợp lệ hoặc cần bổ sung.
  • Chứng từ chưa hoàn thiện còn bị nợ từ đợt xin cấp CO trước đó cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị từ chối.
  • Cơ quan, tổ chức cấp CO phát hiện vấn đề gian lận và chưa được giải quyết.
  • Nội dung, thông tin trong các chứng từ, giấy tờ của bộ hồ sơ CO Form AI không được đồng nhất hoặc mâu thuẫn với nhau.
  • Các thông tin được khai bằng mực đỏ, viết tay, tẩy xóa cũng được xem là giấy tờ không hợp lệ.
  • Doanh nghiệp không có giấy tờ và không thể tự chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu.

biet-duoc-cac-tuong-hop-bi-tu-choi-cap-co-de-tiet-kiem-thoi-gian-chuan-bi

Biết được các trường hợp bị từ chối cấp CO để doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ

>> Tham khảo thêm về ủy thác xuất khẩu!

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về CO Form AI, doanh nghiệp cần quan tâm và chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu tốt nhất. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục thì hãy liên hệ ngay cho Top Cargo – đơn vị chuyên tư vấn xuất khẩu tại Việt Nam. Chúng tôi đã và đang cung cấp hàng ngàn dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp tại nhiều ngành hàng như gỗ, nông sản, may mặc, năng lượng, vật liệu xây dựng, mây tre, thủy hải sản,… Gọi ngay cho Top Cargo qua hotline hoặc để lại thông tin cần tư vấn xuất khẩu tại https://topcargo.vn/gioi-thieu/ để được hỗ trợ sớm nhất!