Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu quy trình và hợp đồng ủy thác

652 - 09/05/2022
|
Rate this post
Rate this post

Đối với các doanh nghiệp mong muốn xuất hàng hóa đi các nước khác thì hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác là vô cùng cần thiết. Vậy ủy thác xuất khẩu là gì? Quy trình thực hiện và hợp đồng ủy thác ra sao? Cùng Top Cargo tìm hiểu ngay!

Ủy thác xuất khẩu là gì?

Ủy thác xuất khẩu là hình thức thuê một công ty bên ngoài (outsourcing) chuyên về xuất nhập khẩu hàng hóa. Công ty này sẽ thực hiện các thủ tục, giấy tờ và tiến hành xuất khẩu hàng hóa/sản phẩm của doanh nghiệp ra nước ngoài theo thỏa thuận hợp đồng của hai bên.

uy-thac-xuat-khau-1

Xuất khẩu uỷ thác là gì? Xuất khẩu ủy thác là thuê một công ty bên ngoài thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp mình.

Những ai cần ủy thác xuất khẩu?

Các doanh nghiệp thuộc các trường hợp dưới đây thì có thể cần đến ủy thác xuất nhập khẩu:

  • Doanh nghiệp trẻ, mới thành lập, chưa nắm rõ quy trình, thủ tục để làm việc với đơn vị hải quan.
  • Doanh nghiệp đã có đầy đủ các chức năng nhưng có một mặt hàng mới muốn xuất đi nước ngoài mà chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt là xuất đi các thị trường lớn “khó tính” như châu Âu, Nhật Bản. Vì thế, họ cần đến một bên ủy thác xuất khẩu dày dạn kinh nghiệm để giúp mình.
  • Doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu nhưng mặt hàng mà công ty muốn xuất lại không nằm trong danh mục được cấp giấy phép xuất khẩu. Vì mỗi doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu một số mặt hàng nhất định trên giấy phép.
  • Là cá nhân không phải tổ chức hay công ty nên hoàn toàn không có chức năng xuất khẩu.
  • Doanh nghiệp không tin tưởng vào shipper đầu nước ngoài và muốn thuê công ty FWD có đại lý bên người bán, để thay mặt họ liên hệ và kiểm tra hàng hóa thực ở bên trong. Quá trình đóng gói hàng hóa, kiểm chứng công ty của shipper không phải là công ty ảo,…

uy-thac-xuat-khau-2

Xuất khẩu ủy thác phù hợp với những doanh nghiệp trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Ưu, nhược điểm của ủy thác xuất khẩu

Ưu điểm

  • Hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch thương mại quốc tế. Ủy thác xuất khẩu giúp kết nối doanh nghiệp và đối tác nước ngoài một cách dễ dàng, giúp quá trình thương thảo, đàm phán diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
  • Các thủ tục, hồ sơ giao dịch quốc tế thường khá phức tạp, nên các công ty mới khó nắm được và dễ thiếu sót trong quá trình làm. Ngược lại, các đơn vị nhận ủy thác lại nắm rất rõ các quy trình, thủ tục này nên sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu thuận tiện, nhanh chóng nhất có thể. 
  • Do đã nắm rõ quy trình nên các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo tính ổn định cho chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp.

Nhược điểm

  • Doanh nghiệp cần phải trả chi phí cho dịch vụ uỷ thác xuất khẩu. 
  • Vì phải giao dịch thông qua bên trung gian nên người ủy thác có thể sẽ lâm vào thế bị động, thiếu thông tin. Do đó, doanh nghiệp và đơn vị được ủy thác phải luôn tin tưởng và phối hợp ăn ý với nhau trong quá trình làm việc.

Quy trình ủy thác xuất khẩu

  • Trước khi tiến hành ủy thác, doanh nghiệp cần kiểm tra xem hàng hóa muốn xuất khẩu có thuộc loại hàng hóa cấm hoặc tạm dừng nhập khẩu ở nước đối tác không. Nếu thuộc diện này, thì không cần phải ủy thác vì hàng hóa của bạn sẽ không thể nhập vào nước đó.
  • Nếu hàng hóa thuộc diện phải xin phép cơ quan quản lý, đơn vị được ủy thác phải xin giấy phép này. Việc này phải thực hiện càng sớm càng tốt, không nên để hàng về đến tận cảng mới làm.
  • Khi đã có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu như quy định hiện hành.

uy-thac-xuat-khau-3

Các thủ tục, chứng từ xuất khẩu cần thiết

>> Xem thêm: Logistics là gì? Các dịch vụ logistics phổ biến hiện nay.

Hợp đồng ủy thác xuất khẩu

Hợp đồng ủy thác xuất khẩu là một dạng hợp đồng dịch vụ, thể hiện thỏa thuận giữa hai bên ủy thác và nhận ủy thác. Nội dung hợp đồng bao gồm thông tin doanh nghiệp của 2 bên và các điều sau:

  1. Nội dung công việc ủy thác.
  2. Quy cách phẩm chất hàng hoá.
  3. Quyền sở hữu hàng xuất khẩu.
  4. Vận chuyển, giao dịch xuất khẩu số hàng đã uỷ thác.
  5. Thanh toán tiền bán hàng.
  6. Giải quyết rủi ro.
  7. Trả chi phí uỷ thác.
  8. Trách nhiệm của các bên trong thực hiện.
  9. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng.
  10. Các thỏa thuận khác (nếu cần).
  11. Hiệu lực của hợp đồng.

Trên đây là những chia sẻ về Ủy thác xuất khẩu là gì? Quy trình và hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Nếu bạn quan tâm và còn thắc mắc về nhập khẩu ủy thác hãy liên hệ Top Cargo để được tư vấn tận tình từ A đến Z!