AWB là gì? Cùng tìm hiểu các kiến thức xoay quanh phí AWB

15 - 17/04/2024
|
Rate this post
Rate this post

Hiện nay, việc sử dụng đường hàng không để vận chuyển hàng hóa không còn mới mẻ nữa và đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu. Vậy, bạn đã từng nghe đến AWB là gì trong lĩnh vực vận đơn đường hàng không chưa? Tất cả sẽ được Top Cargo làm rõ ngay trong bài viết này nhé!

AWB là gì?

AWB là gì?

AWB là viết tắt của “airway bill”, một loại chứng từ quan trọng trong quá trình lưu chuyển của vận đơn hàng không. AWB có thể được cấp bởi hãng hàng không, đại lý cảng hàng không hoặc các forwarder dựa trên thông tin hàng hóa của gửi hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vận đơn hàng không không được lưu thông kể cả đối với các bản gốc. Chứng từ được lưu thông là loại giấy tờ mà bên người hưởng lợi có thể chuyển giao quyền lợi của mình cho bên người khác hoặc người đại diện thông qua thủ tục pháp lý cố định. Trong các giao dịch mua bán quốc tế, việc chuyển giao các loại giấy tờ chứng từ có thể lưu thông thường được tiến hành dựa trên lệnh của bên được hưởng.

Vai trò của AWB

AWB (Air Waybill) đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Vậy, chức năng của vận đơn hàng không AWB là gì? Hãy cùng nắm rõ qua 5 vai trò sau đây nhé!

Bằng chứng hợp đồng vận chuyển: AWB là bằng chứng về hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người gửi và hãng hàng không hoặc đại lý vận tải. Nó xác định các điều kiện và quy định về loại hàng, trọng lượng, điểm xuất phát và đến nơi, giá cước, thời gian giao hàng và các yêu cầu khác.

Bản ghi vận chuyển: AWB ghi lại thông tin chi tiết về quá trình vận chuyển, bao gồm thông tin về sân bay xuất phát và đến nơi, chuyến bay và thời gian dự kiến giao hàng. Điều này hỗ trợ theo dõi và xác định vị trí của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Thủ tục hải quan: AWB cung cấp thông tin quan trọng cho cơ quan hải quan và chính phủ về loại hàng hóa, giá trị và nguồn gốc. Thông tin này giúp thực hiện các thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hóa một cách hiệu quả.

Chứng từ thanh toán: Trong một số trường hợp, AWB có thể được sử dụng như một tài liệu thanh toán. Người gửi hoặc người nhận có thể sử dụng AWB để xác nhận việc giao nhận hàng hóa và thực hiện thanh toán.

Xác nhận trạng thái hàng hóa: Khi hàng hóa được nhận hoặc giao, AWB được ký xác nhận bởi người nhận hoặc người gửi, và có thể đi kèm với các chứng từ khác để xác nhận trạng thái và tình trạng của hàng hóa tại thời điểm giao nhận.

AWB là bằng chứng giữa bên bán và bên mua trong vận tải hàng không

Phân loại các loại vận đơn hàng không

Vận đơn hàng không (AWB) được phân loại thành hai loại chính: MAWB và HAWB, mỗi loại được cung cấp bởi các chủ thể khác nhau:

  • MAWB (Master Air Waybill): Đây là vận đơn chủ do hãng hàng không cung cấp cho các đơn vị Logistics/FWD (Forwarder).
  • HAWB (House Air Waybill): Đây là vận đơn lẻ được cung cấp bởi các đơn vị Logistics/FWD.

Cụ thể, khi bên gửi sử dụng dịch vụ vận tải của các đơn vị Logistics/FWD, họ sẽ nhận được HAWB. Sau đó, các đơn vị này sẽ tổng hợp các yêu cầu giao nhận và tiến hành đặt chỗ với hãng hàng không để được cấp MAWB.

Những nội dung cần có trên vận đơn hàng không

Các nội dung trên vận đơn hàng không (airway bill) tiêu chuẩn được quy định bởi Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) là gì? Tham khảo nội dung này ngay bên dưới nhé!

Thông tin trên AWB thường được chia làm hai mặt:

Mặt trước: Cung cấp các thông tin chi tiết về lô hàng hóa vận chuyển

Mặt sau: giải thích rõ hơn về các điều kiện, quy định, trách nhiệm của các bên khi thực hiện vận tải hàng hóa.

>> Xem thêm: ETD là gì? Sự khác biệt của ETD Và ETA

Nội dung của AWB thể hiện đầy đủ những điều khoản quyền ràng buộc hai bên

1. Nội dung mặt trước vận đơn hàng không

Mặt trước của mẫu vận đơn hàng không awb có một số nội dung chi tiết và thuật ngữ mà bạn cần phải lưu ý như sau:

  • AWB number  hay mã số của vận đơn.
  • Airport of departure hay tên sân bay xuất phát.
  • Issuing carrier’s name and address: tên hay địa chỉ của người phát hành ra vận đơn.
  • Shipper hay còn gọi là người gửi hàng.
  • Consignee hay còn gọi là người nhận hàng.
  • Routine hay tuyến đường.
  • Accounting information hay thông tin thanh toán.
  • Charges codes hay  Mã thanh toán.
  • Currency hay Loại tiền tệ.
  • Charges hay Chi phí và cước phí.
  • Declare value for carriage hay Giá trị kê khai khi vận chuyển.
  • Declare value for customs hay  Giá trị khai báo với hải quan.
  • Amount of insurance hay tiền bảo hiểm.
  • Handling information hay Xử lý thông tin.
  • Number of pieces hay Số lượng kiện hàng.
  • Other charges hay Chi phí khác.
  • Prepaid hay Cước cùng chi phí trả trước.
  • Collect hay Cước cùng chi phí trả sau.
  • Shipper of certification box hay bên gửi hàng ký 
  • Carrier of execution box hay Người chuyên chở ký.
  • For carrier of use only at destination hay Người chuyên chở đến nơi đến ký
  • Collect charges in destination currency, for carrier of use only hay Mức chi phí trả.

2. Nội dung mặt sau vận đơn hàng không

Thông báo trách nhiệm của bên người chuyên chở hàng hóa: dựa trên nội dung này thì người chuyên chở sẽ thực hiện thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường khi hàng hóa gặp phải vấn đề hư hại trong suốt quá trình vận chuyển. Điều này cũng đã đồng nghĩa với bên chuyên chở được quy định cụ thể trong các công ước quốc tế, quy tắc quốc tế hoặc cũng có thể theo luật quốc gia về hàng không dân dụng.

Những điều kiện trong hợp đồng, dưới đây là một số điều khoản liên quan đến điều kiện trong hợp đồng sẽ bao gồm những điều khoản khác nhau thông thường sẽ là định nghĩa về bên người chuyên chở, điểm dừng thỏa thuận, định nghĩa về công ước vacsava 1929,…Khoảng thời gian quy về trách nhiệm của bên người chuyên chở hàng không trong quá trình chuyên chở, trách nhiệm của những bên chuyên chở hàng không, giới hạn trách nhiệm của bên người chuyên chở, các mức giá cước phí hàng hóa chuyên chở, thời gian để thông báo tổn thất,….

Vận đơn hàng không có mấy bản gốc?

Chắc hẳn sẽ không ít bạn đặt ra câu hỏi vận đơn hàng không có mấy bản gốc nếu chưa thực sự nắm rõ loại thủ tục này. Trên thực tế vận đơn hàng không – awb có ít nhất là 9 bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc ( original) và sở hữu 6 bản copy trở lên. Dưới đây là một số mô tả về các loại vận đơn này:

  • Bản gốc số 1 thường sẽ có màu xanh lá – green, chỉ dành cho người chuyên chở, dùng làm bằng chứng cho các hợp đồng vận chuyển, được bên người chuyên chở phát hành vận đơn giữ làm chứng từ cho kế toán. Bản gốc 1 này sẽ có chữ ký của người gửi hàng.
Mẫu bản gốc số 1
  • Bản gốc số 2 thường sẽ có màu hồng – pink chỉ dành cho bên người nhận hàng, được gửi đi củng lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho bên người nhận khi giao hàng.
Mẫu bản gốc số 2
  • Bản gốc số 3 thường sẽ có màu xanh trời – blue, dành cho bên người gửi hàng, đây chính là bằng chứng của việc bên người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Bản này thường sẽ đi kèm theo chữ ký của cả hai bên người chuyên chở và bên người gửi hàng.

Theo sau 3 bản gốc chúng bản copy và sẽ có màu trắng được đánh số liên tục từ 4:

  • Bản số 4 có màu vàng, đây chính là biên lai giao hàng, chúng có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này thường sẽ có chữ ký của bên người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng sẽ giữ lại để làm biên lai giao hàng cũng như bằng chứng là bên người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở đó.
  • Bản số 5 dành cho sân bay đến và đã có sẵn ở sân bay đến.
  • Bản số 6 dành riêng cho bên người chuyên chở thứ 3, dùng cho các hàng hóa được chuyên chở ở sân bay thứ 3.
  • Bản số 7 dành cho bên người chuyên chở thứ 2 dùng các hàng hóa được chuyển tải sân bay thứ 2.
  • Bản số 8 dành cho bên người chuyên chở thứ 1, được các bộ phận chuyển hàng hóa của bên người chuyên chở đầu tiên thực hiện giữ lại khi làm hàng hóa.
  • Bản số 9 dành riêng cho các đại lý, bản này được người đại lý hay bên người chuyên chở thực hiện phát hành giữ lại.
  • Bản số 10 đến bản số 14 ( nếu được phát hành) đây là những bản chỉ dùng cho bên người chuyên chở khi cần thiết.

Phân biệt HAWB và MAWB

MAWB và HAWB là hai loại vận đơn hàng không có sự khác biệt về nguồn gốc và cấp địa:

HAWB (House Air Waybill): Được cấp bởi người giao nhận (hoặc forwarder), HAWB là vận đơn nhà, chứa thông tin chi tiết về lô hàng và được sử dụng để giao hàng từ người gửi đến người nhận cuối cùng. Cụ thể:

MAWB (Master Air Waybill): Được cấp bởi hãng hàng không, MAWB là vận đơn chủ, chứa thông tin về nhiều lô hàng được gom lại từ nhiều HAWB khác nhau. MAWB được sử dụng để tổ chức và vận chuyển hàng hóa từ điểm gốc đến điểm đến, và nó được sử dụng như một bản tổng hợp cho các lô hàng được vận chuyển trong một chuyến bay.

Cụ thể, HAWB là vận đơn nhà được cấp bởi người giao nhận, trong khi MAWB là vận đơn chủ được cấp bởi hãng hàng không. Đây là một cách tiện lợi để tổ chức và vận chuyển hàng hóa trong ngành vận tải hàng không, tương tự như cách phân biệt giữa HBL (House Bill of Lading) và MBL (Master Bill of Lading) trong vận tải biển.

Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ về AWB là gì? Hãy còn gọi là vận đơn hàng không là gì và các nội dung quan trọng trên vận đơn hàng không. Với sự kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực logistics, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế uy tín, giúp bạn có những kiến thức quan trọng trong ngành logistics và xuất nhập khẩu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trong mọi nhu cầu vận chuyển của bạn.