Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong và ngoài nước

632 - 17/05/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập thì nhu cần xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng dần được tăng cao. Đối với các doanh nghiệp, giấy chứng nhận xuất xứ là một tài liệu vô cùng quan trọng để có thể vận chuyển hàng hóa sang nước ngoài. Hãy cùng Top Cargo tìm hiểu về chứng nhận xuất xứ qua bài viết sau đây.

Bạn có thể quan tâm:

Cách gửi hàng đi Trung Quốc giá rẻ, uy tín

Cách tính cước vận chuyển hàng hóa theo phương thức vận tải

Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Hàng LCL là gì? LCL là viết tắt của từ gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ thường được gọi tắt là C/O (Certificate of Origin). Đây là một tài liệu được sử dụng phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia sản xuất hàng hóa.

Đôi lúc, có những hàng hóa được chế tạo bởi nhiều nguyên liệu nhập từ các quốc gia khác nhau, dẫn đến nguồn gốc của mặt hàng không phải là 100% đến từ quốc gia đó. Vì vậy, người ta quy ước nếu một nước có hơn 50% giá hàng hóa đó được bán ra thì xem là nước xuất khẩu mặt hàng. Tùy theo nhiều hiệp ước quốc tế khác nhau áp dụng cho từng quốc gia mà các tỷ lệ quy ước cũng có sự thay đổi.

Đối với các nước tham gia vào hiệp ước thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể đến từ một khối các nước (như EU, Bắc Mỹ) chứ không nhất thiết phải là một quốc gia cụ thể. Tại Việt Nam, chứng từ C/O sẽ được cơ quan có thẩm quyền như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cung cấp.

Tòa nhà Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Xét theo chức năng thì có 2 loại giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ chính, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi (form B): Đây là chứng nhận C/O bình thường, có chức năng đơn giản là xác nhận xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào đó. Loại giấy chứng nhận này được cấp khi xuất khẩu hàng hóa sang tất cả các nước.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi (form A): Hàng hóa có chứng nhận C/O form A sẽ được cắt giảm hoặc miễn thuế. Ưu đãi này chỉ áp dụng tại các nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

Ngoài ra 2 mẫu A và B, còn có rất nhiều mẫu certificate được phân loại theo loại hàng hóa (xuất xứ, nơi đến,…). Một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong nước Việt Nam bao gồm:

  • C/O form D: Được cấp cho lô hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN. Chứng nhận này mang lại ưu đãi thuế quan cho hàng hóa theo Hiệp định CEPT.
  • C/O form E: Được cấp cho lô hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN và Trung Quốc, thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
  • C/O form AK: Được cấp cho lô hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN và Hàn Quốc. Những hàng hóa này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định giữa Hàn Quốc và các nước trong ASEAN.
  • C/O form AJ: Được cấp cho lô hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN và Nhật Bản, thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản.
  • C/O form AI: Được cấp cho lô hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN và Ấn Độ, thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Ấn Độ.
  • C/O form VJ: Được cấp cho lô hàng có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc Nhật Bản. Hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu khi giao thương giữa hai nước này.
  • C/O form VC: Được cấp cho lô hàng sản xuất tại Việt Nam, có các nguyên liệu từ Việt Nam hoặc Chile. Hàng hóa này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi Lê. 
  • C/O form S: Được cấp cho lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào. Hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
C/O form E – mẫu certificate hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc

>> Xem thêm: CO Form AI là gì? Hướng dẫn thủ tục xin C/O Form AI

Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Ngoài mục đích chính là xác nhận hàng hóa hợp pháp, có nguồn gốc rõ ràng thì giấy chứng nhận xuất xưởng hàng hóa còn có các chứng năng sau:

  • Xác định xem lô hàng nào được hưởng ưu đãi thuế quan, ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại giữa các nước.
  • Hạn chế các hành động phá giá khi xuất khẩu hàng hóa sang nước khác.
  • Giúp các cơ quan thương mại có thể thống kê tình hình xuất, nhập khẩu để từ đó duy trì hệ thống hạn ngạch và các chính sách thương mại hợp lý,…

Việc sở hữu giấy chứng nhận xuất xứ còn đáp ứng đầy đủ quy định về thông tin và gắn nhãn trên các mặt hàng đến từ quốc gia khác.

Mẫu co form hàng hóa giúp việc thống kê tình hình thương mại

Hy vọng rằng những kiến thức trên bài viết đã giúp cho khách hàng hiểu được khái niệm và tầm quan trọng của giấy chứng nhận xuất xứ. Nếu có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên tại Top Cargo.