SOC là gì? Cách phân biệt giữa SOC và COC

22 - 17/04/2024
|
Rate this post
Rate this post

Thuật ngữ SOC có thể đã trở nên quen thuộc với những người làm việc lâu năm trong ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với những người mới tiếp cận lĩnh vực này, SOC vẫn là một khái niệm xa lạ. Chúng ta cùng tìm hiểu: SOC là gì? Tại sao lại có loại phí này? Và ưu nhược điểm của SOC trong vận chuyển hàng hóa là gì cùng Top Cargo nhé!

SOC là container thuộc quyền sở hữu của người gửi hàng

SOC là gì?

SOC là viết tắt của “shipper owned container”, tức là container được sở hữu bởi bên gửi hàng, NVOCC hoặc bên nhận hàng. Trong trường hợp này, khi đặt chỗ trên tàu, giá vận chuyển sẽ không bao gồm chi phí liên quan đến container. Hơn nữa, khi làm việc với các hãng tàu, ta có thể chọn container là SOC hoặc COC (carrier owned container) tùy thuộc vào yêu cầu và giá cả phù hợp.

Tại Việt Nam, việc sử dụng SOC hiện vẫn chưa phổ biến mà chủ yếu là sử dụng trong vận chuyển nội địa. SOC thường trở nên hữu ích khi điểm đến cuối cùng của lô hàng ở xa so với cảng biển, khi việc vận chuyển container từ cảng biển đến khu vực nhà máy hoặc trả container cho các hãng tàu mất nhiều thời gian.

SOC đóng vai trò quan trọng trong Logistics

Tầm quan trọng của SOC

SOC đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu với những ý nghĩa sau đây:

  • Phân biệt chủ container và bên vận chuyển: Dựa trên SOC, chủ container và bên vận chuyển có thể dễ dàng phân biệt container thuộc sở hữu của họ. Điều này giúp trong việc quản lý và vận hành hiệu quả hơn.
  • Điều chỉnh mức giá cước: SOC thường dẫn đến mức giá cước thấp hơn so với COC (carrier owned container) dựa trên cơ sở chi phí vỏ rỗng tại bãi. Điều này cho phép hãng tàu điều chỉnh mức cước sao cho phù hợp và cụ thể hơn.
  • Thay thế thông tin container: Trong trường hợp chủ hàng mua container từ hãng tàu, việc thay đổi thông tin container là cần thiết. Chuyển đổi từ HLXU sang NONE giúp chủ tàu xác định quyền sở hữu của mình và tránh việc trùng lặp với chủ sở hữu ban đầu.
  • Thuận tiện trong vận chuyển và xuất nhập khẩu: SOC mang lại sự thuận tiện cho hãng tàu trong quá trình vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa, giúp tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất.

Những điểm này làm nổi bật vai trò của SOC trong ngành xuất nhập khẩu và giúp tối ưu hóa các hoạt động liên quan đến container và vận chuyển hàng hóa.

>> Xem thêm: ETD là gì? Sự khác biệt của ETD Và ETA

Phân biệt SOC và COC

Cách phân biệt giữa SOC và COC

SOCCOC
  • Viết tắt từ shipper owned container.
  • Container của shipper.
  • Khan hiếm container.
  • Consignee sau khi kéo các container về các kho riêng thì được tự do sử dụng mà không phải trả các cont rỗng lại cho hãng tàu, không phát sinh thêm chi phí nào cả.
  • Viết tắt từ cụm carrier owned container.
  • Container của hãng tàu.
  • Consignee sau khi nhận kéo cont về kho riêng để dỡ hàng thì sẽ phải trả lại container rỗng về lại cho các hãng tàu, nộp lệ phí lưu bãi.
  • Hình thức được sử dụng phổ biến.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về SOC là gì và các thông tin liên quan. Hy vọng bài viết này Top Cargo đã giúp bạn sử dụng tốt nhất các dịch vụ liên quan đến trao đổi hàng hóa và xuất nhập khẩu.