AFS là gì- Những kiến thức liên quan đến phí AFS trong ngành xuất nhập khẩu

456 - 27/12/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Những người làm trong ngành xuất nhập khẩu đặc biệt là hay hoạt động trong các vấn đề xuất hàng đi Trung Quốc thì chắc chắn đã không còn xa lạ với mức phí AFS. Vậy phí AFS là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến AFS trong ngành xuất nhập khẩu nhé!

AFS là gì?

Phí AFS là gì?

Phí AFS là gì?

Phí AFS được viết tắt từ cụm Advance filing surcharge, đây chính là một loại phụ phí khai báo trước khi thực hiện việc bốc và xếp hàng hóa lên tàu hay các phương tiện chuyên chở. Đối với loại phí này sẽ được áp dụng với tất cả các mặt hàng khi được nhập vào những cảng hay sân bay ở Trung Quốc, phí này chỉ được áp dụng đối với các mặt hàng xuất đi Trung Quốc.

Khi các mặt hàng được xuất khẩu sang đất nước Trung Quốc thì sẽ bị các cơ quan hải quan Trung Quốc yêu cầu những hãng tàu thực hiện công việc khai báo hay còn gọi là khai AFS trước khi hàng hóa được bốc và xếp lên tàu. Lưu ý việc khai báo này phải được chắc chắn thực hiện trong vòng trước 24h kể từ khi tàu chạy.

Thông tin cần có khi khai báo phí AFS:

  • Thông tin của bên người bán.
  • Thông tin của bên người mua.
  • Thông tin về tất cả các loại hàng hóa, khối lượng của hàng hóa đó,…

AFS có mức thu phụ phí như thế nào?

AFS có mức phí bao nhiêu

AFS có mức phí bao nhiêu

Thông thường AFS có mức thu giao động từ 30 – 40 USD ( phụ thuộc vào từng hãng tàu) cho mỗi lô hàng. Tuy nhiên phí AFS không được tính bội nhân theo số container của lô hàng đó, chẳng hạn như lô hàng đó có 100 container vẫn chỉ thu 30 – 40 USD. Vì AFS chính là quy định chung của hải quan Trung Quốc nên việc thực hiện nộp phí là bắt buộc.

Ai là người thu phí và chịu phí AFS?

Hiện nay đối tượng thực hiện thu phí AFS chính là  các hãng tàu dịch vụ vận chuyển hàng hóa sang nước Trung Quốc hoặc FWD. Nếu như trường hợp các forwarder thu phí khi bạn là chủ hàng xuất khẩu nhưng hàng thông qua forwarder. Forwarder sau khi thực hiện thu phí AFS sẽ phải nộp lại cho những hãng tàu. Vậy tóm lại những hãng tàu hoạt động vận chuyển chính là đơn vị thực hiện thu phí AFS. Và đối tượng chịu phí AFS chính là những forwarder hay chủ hàng, đơn vị book tàu trực tiếp các hãng tàu.

Trên thực tế người thực hiện thu phí AFS được chia làm hai nhóm khác nhau, như sau:

  • Những forwarder: nếu bạn là chủ hàng hóa muốn nhập khẩu nhưng phải book hàng qua các forwarder thì thường sẽ gọi là phí AFS địa phương. Sau khi thực hiện thu phí xong thì những forwarder sẽ đóng cho người quản lý cuối của những hãng tàu vận chuyển.
  • Đối với nhóm còn lại chính là các hãng tàu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc. Những hãng tàu này mới chính là đơn vị cuối cùng nhận phụ phí AFS. Vậy nên nếu trong trường bạn thực hiện book hàng trực tiếp với những hãng tàu thì họ sẽ đóng luôn phí AFS cho hãng đó.

AFS có ý nghĩa như thế nào?

AFS do cơ quan hải quan Trung Quốc bắt buộc

AFS do cơ quan hải quan Trung Quốc bắt buộc

Hiện nay đơn vị hải quan Trung Quốc đã đưa ra bắt buộc đối với việc khai báo là trễ nhất 24 giờ đến trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Mục đích chính của việc thực hiện phí AFS chính là việc phòng chống các tệ nạn buôn lậu, nguy cơ gây ra những rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Một số loại phí tương tự AFS đối với vận tải hàng quốc tế

Bảng phí vận chuyển đường biển

Bảng phí vận chuyển đường biển

Bên cạnh phí AFS thì chúng ta cũng có một loại phí khác như sau:

  • Phí THC là một khoản phí xếp dỡ những hàng hóa tại các cảng. Phí này thường được thu trên mỗi container nhằm mục đích bồi đắp cho những hoạt động liên quan đến hàng hóa tại các cảng. Chẳng hạn như phí xếp dỡ hàng hóa, phí tập kết các container ra tàu và vận chuyển… THC thường do những đơn vị vận tải tại các cảng thực hiện thu từ các hãng tàu hoạt động trên cảng.
  • Phí DO được viết tắt từ cụm từ delivery order fee, được biết đến là khoản chi phí trong vận tải có nghĩa là lệnh giao hàng. Thường thì khoản phí này sẽ bị phát sinh khi phát sinh khi có hàng hóa nhập khẩu cập bến cảng. Khi thực hiện nhập hàng người nhận hàng sẽ nhận được lệnh giao hàng của người vận chuyển hay hãng tàu, tiếp theo chính là lệnh giao hàng  và tiến hành các thủ tục lấy hàng.
  • AFR là phí khai manifest điện tử cho những hàng hóa thực hiện nhập cảnh vào đất nước Nhật Bản.
  • ENS được viết tắt từ entry summary declaration biết đến là một loại phí khai manifest điện tử tại các cảng được vận chuyển đến Châu Âu.
  •  Phí AMS khá giống với phí AFS, tuy nhiên AMS áp dụng có mặt hàng xuất khẩu tới các nước như Mỹ, Canada,…Phí này là bắt buộc do cơ quan hải quan hải quân của nước mà bạn xuất khẩu đến sẽ yêu cầu bạn thực hiện những bản khai báo.

Phí AMS do cơ quan hải quân Mỹ bắt buộc

Phí AMS do cơ quan hải quân Mỹ bắt buộc

  • Phí ANB cũng tương tự như AMS hay AFS, tuy nhiên đối với khoản phụ phí này sẽ bị phát sinh khi hàng hóa nhập khẩu đến những nước Châu Âu.

Tổng kết

Bài viết trên vừa cung cấp vừa cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến phí AFS. Hãy theo dõi bài viết và website của Topcargo để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến ngành xuất nhập khẩu nhé!

[block id=”15578″]