COA là gì? Những kiến thức xoay quanh về COA phổ biến nhất

21 - 17/04/2024
|
Rate this post
Rate this post

Nếu bạn đang tò mò về COA là gì và muốn hiểu rõ hơn về các thủ tục liên quan, hãy để Top Cargo giải đáp mọi thắc mắc của bạn! Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm  nhiều thông tin hấp dẫn nào!

COA là giấy chứng nhận phân tích sản phẩm quan trọng

COA là gì?

COA, hay còn gọi là C/A, viết tắt từ cụm “certificate of analysis”, được hiểu là giấy chứng nhận phân tích. Đây là tài liệu phân tích các thành phần của sản phẩm và thường được sử dụng để đảm bảo chất lượng của hàng hóa xuất khẩu. COA giúp xác nhận các thông số cụ thể trong sản phẩm.

Trong một số trường hợp, COA chứa các thông số chủ yếu về tính hóa lý như độ chua, độ ẩm, thành phần, v.v. Giấy chứng nhận này không chỉ phân tích mà còn xác nhận chất lượng sản phẩm. Ngày nay, COA đóng vai trò quan trọng khi người bán cần cung cấp cho người mua, và nó phải chứa đầy đủ thông tin về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.

Tuy nhiên, cụm từ COA cũng có thể được hiểu là “certificate of authenticity”, “canadian osteopathic association”, hoặc “change of address” trong một số trường hợp khác.

Ý nghĩa của bảng phân tích COA

Nếu bạn là bên nhà cung cấp các loại sản phẩm xuất khẩu và được các đối tác thực hiện các yêu cầu công khai các thông số, kết quả các các sản phẩm. Nhưng bạn lại không có phòng thí nghiệm và đang phải loay hoay không biết phải làm gì thì coa sẽ giúp bạn ở vấn đề này. Bởi vì giấy chứng nhận coa được xem như kết quả của sự thỏa  thuận giữa bên người mua và bên người bán. Cụ thể bảng phân tích COA có ý nghĩa sau:

Xác nhận kết quả kiểm tra sản phẩm: COA là tài liệu xác nhận rằng sản phẩm đã được kiểm tra và có các kết quả cụ thể. Điều này giúp người nhập khẩu có thể đánh giá thành phần và chất lượng của sản phẩm thông qua COA.

Tạo độ tin cậy: COA giúp xây dựng sự tin cậy với nhà cung cấp bằng cách cung cấp kết quả kiểm tra. Điều này giúp người mua an tâm hơn khi mua các sản phẩm đắt tiền từ nhà cung cấp.

Yêu cầu từ các cơ quan quản lý và hải quan: COA có thể được yêu cầu bởi nhà nhập khẩu hoặc theo quy định của chính phủ ở nước nhập khẩu và tại các cơ quan hải quan.

Kiểm tra tiêu chuẩn lưu hành: Trong trường hợp sản phẩm xuất đi hoặc nhập khẩu lần đầu, các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm tra sản phẩm và so sánh với tiêu chuẩn thông qua COA.

Xác định mã hàng hóa và áp dụng thuế: COA cũng có thể được sử dụng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp dụng mã thuế chính xác.

Tầm quan trọng của giấy chứng nhận phân tích sản phẩm

Các mục sản phẩm cần có chứng nhận COA

Các sản phẩm cần phải có giấy chứng nhận chất lượng (COA) bao gồm:

  • Thực phẩm: Thịt, hoa quả, gạo và các sản phẩm thực phẩm khác.
  • Hóa chất: Sơn, axit, mực và các loại hóa chất khác.
  • Mỹ phẩm: Kem chống nắng, kem nền, son và các sản phẩm mỹ phẩm khác.
  • Thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức năng: Bao gồm các sản phẩm thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức năng.
  • Gia vị: Muối, đường, bột ngọt và các loại gia vị khác.
  • Đồ uống có cồn: Bia, rượu và các loại đồ uống khác chứa cồn.

Những sản phẩm này thường phải có COA để đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và hóa chất khi xuất khẩu.

>> Xem thêm: CQ là gì? Quy trình xin CQ hoàn chỉnh

Các thông số kỹ thuật trong giấy chứng nhận COA

Trên thực tế nếu bạn muốn đạt được tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận về phân tích coa thì trung tâm của các bạn phải là trung tâm kiểm nghiệm độc lập. Tại đây một số chức năng phòng thí nghiệm đạt các tiêu chuẩn của ISO 17025 do bên người nhập khẩu hay bên người xuất khẩu thực hiện chỉ định. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì tại các phòng thí nghiệm của các nước xuất khẩu cũng được chấp nhận.

Một số loại sản phẩm cần chứng nhận COA

Những nội dung cơ bản trên COA?

Nội dung của giấy chứng nhận chất lượng (COA) bao gồm:

Hạn sử dụng và ngày thử lại: Hạn sử dụng biểu thị khoảng thời gian thực tế mà sản phẩm đã được thiết lập và xác định bằng các nghiên cứu ổn định. Ngày thử lại là ngày mà doanh nghiệp cần mang mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm để phân tích lại, đánh giá sự thay đổi của mẫu từ thời điểm sản xuất đến ngày kiểm tra lại.

Độ tinh khiết của mẫu: Xác minh quá trình phân tích độ tinh khiết ở mức tuyệt đối của mẫu kiểm tra, đảm bảo sản phẩm không bị giảm chất lượng hay nhiễm bẩn.

Nồng độ dung dịch: Cung cấp chi tiết về các tiêu chuẩn được sử dụng để phát triển giá trị giám sát như sai số, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy, các quá trình, bước kết hợp trong giá trị sai số. Xác minh quá trình phân tích nồng độ bằng việc so sánh nồng độ chuẩn bị khối lượng đã được phân tích với dung dịch đạt chuẩn đã được chuẩn bị độc lập. Tính đồng nhất của các lô sản phẩm sẽ được thể hiện qua phân tích.

Chứng nhận nguồn gốc: Ghi chép đầy đủ các thiết bị được sử dụng để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Cách thức tiến hành thử nghiệm tiêu chuẩn: Mô tả cụ thể về các quy trình và phương pháp được sử dụng trong quá trình thử nghiệm tiêu chuẩn.

Mẫu chứng nhận phân tích sản phẩm COA thông dụng hiện nay

Điều kiện cần có của một COA hợp lệ

Để có một giấy chứng nhận COA hợp lệ, cần tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn: Các trung tâm kiểm nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Chỉ các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam mới có thể thực hiện phân tích kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận COA.
  • Tuân thủ nguyên tắc phân tích sản phẩm: Quá trình phân tích sản phẩm phải tuân theo các quy trình đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy. Các nguyên tắc bao gồm:
  • Tiếp nhận các mẫu cần kiểm nghiệm một cách đúng quy trình.
  • Quản lý các mẫu để tránh bị nhầm lẫn.
  • Thực hiện kiểm tra các mẫu sản phẩm theo phương pháp và quy trình đã xác định.
  • Báo cáo kết quả của việc kiểm tra một cách chính xác và đầy đủ.
  • Kiểm tra sản phẩm và cung cấp kết quả cuối cùng cho khách hàng.
  • Việc tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn này là cần thiết để đảm bảo tính khách quan và đáng tin cậy của COA.

Như vậy, bài viết đã được tổng hợp nhằm giải đáp những thắc mắc liên quan đến COA là gì? Cũng như nhấn mạnh vai trò của COA trong việc đạt được giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, là một trong những giấy tờ cần thiết để thực hiện quy trình này. Điều này thể hiện tính thực tiễn và sự quan trọng của COA trong việc đảm bảo chất lượng và tuân thủ quy định của ngành công nghiệp.