Có lẽ bạn đã nghe nhiều về chứng chỉ Xuất xứ (CO) và chứng chỉ Chất lượng (CQ) thông qua các giao dịch thương mại, nhưng bạn có thể chưa thực sự hiểu rõ về hai loại chứng chỉ này. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết về CO và CQ là gì, cũng như những kiến thức liên quan đến chúng.
CQ là gì?
Chứng nhận CQ (Certificate of Quality) là một loại giấy chứng nhận chứng minh chất lượng của hàng hóa, phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc gia sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế, chứng nhận này là minh chứng cho việc sản phẩm đã được kiểm tra và đáp ứng các tiêu chí nhất định, bao gồm cả các yêu cầu về tính năng và chất lượng. Chứng nhận CQ cũng xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng các điều kiện về chất lượng được quy định trong hợp đồng, thông số kỹ thuật và các quy định liên quan.
>> Xem thêm: CO là gì? Những kiến thức xoay quanh CO mà bạn chưa biết
Phân loại Certificate of Quality
Trong xuất nhập khẩu, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá được phân loại dựa trên 2 hình thức:
- Chứng nhận tự nguyện: Đây là chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hay cá nhân.
- Chứng nhận bắt buộc: Chứng nhận này được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Các nội dung chính trong CQ
Trong các Chứng nhận Chất lượng (CQ), mặc dù có thể có sự biến động tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và ngành công nghiệp cụ thể, nhưng vẫn có những nội dung chính cần được thể hiện, bao gồm:
- Thông tin về nhà sản xuất: Bao gồm tên và địa chỉ cụ thể của công ty sản xuất.
- Thông tin về bên mua hàng: Bao gồm tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc công ty mua hàng.
- Thông tin về số lượng hàng hóa: Mô tả tổng quát về hàng hóa, mã số, số lượng và cân nặng (nếu có).
- Thời gian và địa điểm xuất/nhập hàng: Bao gồm thông tin về cảng đi và cảng đến, cùng với thời gian thực hiện giao dịch.
- Xác nhận từ nhà sản xuất: Bao gồm dấu hiệu và logo của nhà sản xuất, cùng với chữ ký và con dấu của người đại diện hoặc thủ trưởng đơn vị phụ trách.
Tầm quan trọng của giấy chứng nhận CQ
Vai trò của giấy chứng nhận CQ là rất quan trọng trong quá trình giao dịch thương mại, bao gồm:
Tạo niềm tin và đảm bảo chất lượng: CQ giúp bên bán và bên mua hàng hóa có thể tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phân biệt hàng hóa chính hãng và hàng nhái.
Đảm bảo lưu thông hợp pháp: CQ là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền và chức năng thẩm định phát hành, giúp hàng hóa lưu thông an toàn, tin cậy và hợp pháp trên thị trường.
Nâng cao uy tín của nhà cung cấp: Một nhà cung cấp có sản phẩm được chứng nhận có nguồn gốc rõ ràng sẽ tạo được uy tín và sự tin tưởng từ phía khách hàng, giúp họ được lựa chọn và ưa chuộng hơn trong thị trường.
>> Tham khảo: Incoterm là gì? 11 điều khoản thông dụng hiện nay trong Incoterm
2 hình thức chứng nhận chất lượng sản phẩm
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (C/Q – Certificate of Quality) là loại tài liệu xác nhận rằng chất lượng của hàng hóa đó đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn của quốc gia sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Ở Việt Nam, có hai hình thức chính của chứng nhận chất lượng hàng hóa:
1. Chứng nhận hợp chuẩn
Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận rằng chất lượng của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Điều này được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được quy định bởi tổ chức hoặc cá nhân chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức/cá nhân công bố hợp chuẩn, nhưng phải đảm bảo tính chính xác và phù hợp với từng loại sản phẩm.
2. Chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp quy là hoạt động bắt buộc, xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Điều này thường được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, và thường liên quan đến các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh và môi trường (Công bố hợp quy). Phương thức đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Quy trình xin CQ như thế nào?
1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Hiện nay, có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ), bao gồm:
- Bộ công thương Việt Nam
- Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI)
Chi phí xin cấp CQ phụ thuộc vào số lượng, loại hàng hóa/sản phẩm.
2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Để xin cấp CQ các cá nhân/doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận chất lượng theo biểu mẫu;
- Bản sao có công chứng của đơn vị sản xuất kinh doanh;
- Bản vẽ mặt bằng cơ sở, kèm theo mô tả chi tiết về quy trinh sản xuất, bảo quản sản phẩm có xác nhận của chính quyền địa phương;
- Xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức liên quan đến sản xuất về sản phẩm
- Xác nhận sức khỏe của chủ cơ sở và những người tham gia vào quy trình sản xuất, kinh doanh.
3. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Quy trình đăng ký chất lượng sản phẩm thường gồm các bước sau:
- Chuẩn bị hồ sơ: Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Xử lý hồ sơ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ.
- Kiểm tra thẩm định: Cơ quan có thẩm quyền có thể tổ chức đoàn kiểm tra thẩm định tại cơ sở thực tế.
- Cấp giấy chứng nhận: Sau khi hồ sơ được chấp nhận, cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Thời gian xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận thường dao động như sau:
- Thực phẩm thường: 3-5 ngày làm việc.
- Thực phẩm chức năng, bổ sung: Khoảng 10 ngày làm việc.
- Có thể có thời gian xử lý lâu hơn cho một số sản phẩm đặc biệt.
Chi phí đăng ký thường phụ thuộc vào loại sản phẩm và số lượng, được quy định cụ thể.
Kết quả đăng ký có hiệu lực trong 5 năm cho các doanh nghiệp có các giấy chứng nhận quản lý chất lượng như ISO 9001, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương, và 3 năm cho các doanh nghiệp không có các giấy chứng nhận tương tự.
Sau khi đăng ký, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các bước kiểm nghiệm sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, chứng nhận hợp chuẩn và tuân thủ các yêu cầu khác từ cơ quan chức năng.
Một số điểm cần lưu ý khi xin cấp CQ
1. Thời gian để lấy chứng nhận
Đối với những loại thực phẩm thường, bao bì thực phẩm, dụng cụ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm…. từ 3 đến 5 ngày làm việc
Đối với những loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung … khoảng 20 ngày làm việc.
2. Chi phí xin cấp chứng chỉ CQ
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa: tùy vào loại hàng hóa, sản phẩm đăng ký, số lượng sẽ có những mức phí khác nhau.
Phân biệt chứng nhận chất lượng CQ và CO
CQ và CO là hai chứng từ quan trọng trong logistics – xuất nhập khẩu. Dưới đây là bảng so sánh CQ và CO để giúp bạn phân biệt hai loại chứng từ này:
Đặc điểm | CQ (Certificate of quality) | CO (Certificate of origin) |
Định nghĩa | Là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. | Là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm. |
Mục đích sử dụng | Chứng minh rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng được công bố. | Chứng minh nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng yêu cầu hợp pháp về thuế quan. |
Như vậy, trong bài viết trên Vạn Hải đã giúp bạn hiểu rõ định nghĩa CQ là gì? Hình thức của CQ. Hồ sơ và quy trình xin cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm,…. Mong các bạn hay theo dõi và đừng bỏ qua bài viết hấp dẫn này nhé!