Gừng có tác dụng gì? – Những điều thú  vị xung quanh củ gừng

395 - 24/10/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Gừng có tác dụng gì? Chắc hẳn mọi người đang rất thắc mắc về tác dụng của gừng đối với cuộc sống. Ngoài là một món ăn quen thuộc xuất hiện trong các bữa ăn thì người Việt chúng ta còn dùng với vô số những tác dụng xung quanh. Bài viết hôm nay đã giải đáp cho bạn về thắc mắc này. Hãy theo dõi bài viết này nhé!

1. Những thông tin bổ ích về củ gừng

Nguồn gốc của gừng

Gừng là gia vị được mọi người sử dụng

Gừng là gia vị được mọi người sử dụng

Gừng là loại thực vật có hoa nguồn gốc đến từ Đông Nam Á, được biết đến nhiều với vai trò như một loại gia vị lành mạnh nhất trái đất. Gừng thuộc loại Zingiberaceae, chúng có quan hệ họ hàng chúng với nghệ, bạch đậu và củ riềng. Gừng thường được sử dụng phần củ gừng để làm gia  vị. Ngoài công dụng với củ gừng tươi chúng ta cũng có thể sử dụng để sấy khô hoặc đi kèm trong nước ép với các mục đích khác nhau.

Thành phần của gừng

Gừng được biết từ rất lâu đời, ông bà ta ngày xưa đã có thể tận dụng được các lợi ích của gừng để sử dụng một cách hiệu quả nhất. Gừng có hương thơm khá là độc đáo khi được chiết ra làm tinh dầu. Thành phần của gừng quan trọng nhất có thể nhắc đến đó là ginerol – dây là chất có hoạt tính sinh học là chính trong gừng, chúng chịu tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất mạnh mẽ.

2. Gừng có tác dụng gì?

Gừng làm giảm chứng buồn nôn 

Tác dụng của gừng mà bạn có thể thấy rõ nhất đó là chống buồn nôn, với đặc tính này gừng được sử dụng cho người vừa trải qua một số phẫu thuật. Gừng còn làm giảm đi chứng buồn nôn cho những người vừa trải qua hóa trị, tuy nhiên bạn nên sử dụng gừng theo các bác sĩ chỉ dẫn hay mức độ hiểu biết đúng đắn về chúng để tránh các sự rủi ro không đáng có.

Gừng sấy khô

Gừng sấy khô

Đặc biệt, gừng còn có tác dụng với các mẹ bầu giảm đi các tình trạng buồn nôn trong quá trình thai nghén nhất là thời kỳ thai nhi nặng từ 1,1 đến 1,5 gam. Tuy nhiên, bạn nên đề cao tính chính xác bằng cách hỏi bác sĩ.

Giảm cân

Tác dụng giảm cân của gừng đã không còn quá xa lạ nữa rồi.  Theo các chuyên gia nghiên cứu và kết luận rằng gừng có các tác dụng tích cực đối với bệnh béo phì và  giảm cân. Tuy nhiên, gừng sẽ phát huy tác dụng khi bạn sử dụng gừng kết hợp với một số nguyên liệu khác, có thể kể đến đó là táo trong thức uống detox,…

Gừng có tác dụng với bệnh xương khớp

Khi bạn bị các triệu chứng đau nhức mỏi người nhưng chưa biết cách nào để giảm bớt độ mệt của chúng đi thì bạn hãy dùng kết hợp với quế, dầu mè và bôi tại chỗ đau để làm giảm đi các triệu chứng đau nhức. Đây được xem là vách làm khá quen thuộc với ông bà ta ngày xưa.

Chống viêm

Thực chất có rất nhiều loại thuốc chống viêm tuy nhiên chúng đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày và hệ tiêu hóa của chúng ta. Gừng khi ăn vào lại có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa các loét một cách rất hiệu quả. Các bác sĩ đã tận dụng công dụng này để chế biến các loại thuốc có thành phần từ gừng để tránh các trường hợp người bệnh sử dụng gừng trực tiếp.

Lát gừng

Lát gừng

Tác dụng giảm cholesterol cho người bệnh

Các chuyên gia đã nghiên cứu và thấy rằng những người bệnh khi sử dụng gừng một cách thường xuyên luôn mang đến hiệu quả cao trong việc giảm đi nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Giảm các cơn đau trong “ mùa dâu ”

Các chị em phái nữ luôn phải trăn trở về vấn đề đau bụng kinh trong chu kì kinh nguyệt nhưng không hề hay biết rằng gừng lại có tác dụng khá tốt trong việc giảm đau. Chị em có thể sức dụng một hoặc 2 tép gừng để pha với nước ấm và uống điều này sẽ giảm đi cơn đau tạm thời. Tuy nhiên những nhận định trên đều trong quá trình nghiên cứu của các chuyên gia.

Gừng giúp ích cho “ mùa dâu”

Gừng giúp ích cho “ mùa dâu”

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Tác dụng tuyệt vời nhất có lẽ là ngăn ngừa ung thư bởi theo nghiên cứu thì gừng có thể điều chế thành các phương thuốc có tác dụng các tế bào ung thư phát triển. Gừng có tác dụng tốt cho việc ngăn ngừa các bệnh ung thư đại trực tràng cũng như ung thư tuyến tụy và ung thư gan. Ngoài ra chúng còn chống lại ung thư vú, buồng trứng. Tuy nhiên tất cả đang trong quá trình nghiên cứu chưa hoàn thiện của các y bác sĩ.

Cái thiện cho não bộ và chống bệnh Alzheimer

Khi chúng ta căng thẳng quá độ điều này sẽ làm đẩy nhanh quá trình oxy hóa và viêm mãn tính giúp quá trình lão hóa nhanh hơn. Điều này là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer và làm suy giảm đi các nhận thức có liên quan đến tuổi tác của bạn. Và các nhà nghiên cứu trong gừng có các chất chống lại sự viêm xảy ra trong bộ não. Không những thế gừng còn giúp cho bộ não được cải thiện thông qua sự phản ứng và đạt đến trí nhớ cao trong quá trình làm việc.

Bạn đọc tham khảo thêm:  Gừng ngâm mật ong có tác dụng gì? Để được tối đa bao lâu?

Tác dụng rất tốt với bệnh cao huyết áp

Khi huyết áp bị tăng lên đột ngột, bạn nên pha gừng tươi nóng và ngâm chân khoảng 15-20 phút. Hoạt động của chúng sẽ diễn ra rất nhanh khi bề mặt chân tiếp xúc với nước gừng ấm thì các huyệt ở lòng bàn chân sẽ khiến huyệt quản giãn mở giúp huyế áp người bệnh từ từ hạ.

Sử dụng trong các món ăn

Gừng còn được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn vì hương vị đặc biệt của chúng. Tuy nhiên nếu bạn muốn ăn gừng nhiều thì sẽ bị phản tác dụng gây nên sự kích thích niêm mạc dạ dày, lâu dần có thể bào mòn đi niêm mạc thậm chí nặng hơn là loét dạ dày.

Ngăn ngừa các loại bệnh

Ngăn ngừa các loại bệnh

Một lưu ý nhỏ cho các bạn đó là trong các trường hợp sốt cao tuyệt đối bạn không được sử dụng gừng bởi vì tính nhiệt của chúng sẽ làm cho bệnh nhân cao lên gây tổn thương các mạch máu và đôi khi dẫn đến xuất huyết.

3. Gừng kỵ với những loại thực phẩm nào?

Gừng kỵ với món thịt chó

Thịt chó chứa các thành phần khá tốt nhưng đại nóng mà gừng lại cay nếu ăn chung sẽ gây ra động hỏa. Món ăn này thường của nam giới sử dụng nhiều hơn vậy nên các quý ông hãy chú ý nhé!

Kỵ với vang trắng

Gừng vốn tính nóng, vang trắng lại tính cay ấm hai món này kết hợp lại sẽ gây ra sự tổn thương cho đường tiêu hóa. Vậy nên chúng ta không nấu chúng chung hoặc dùng cùng một lúc lại với nhau.

Gừng kỵ với thịt thỏ

Thịt thỏ cũng có vị cay, không độc có công hiệu trung ích khí giải nhiệt tuy nhiên khi ăn chung với gừng sẽ phá hủy đi tính dinh dưỡng. Vậy nên không phải 2 loại thực phẩm tốt sẽ mang đến món ăn tốt và dinh dưỡng.

4. Gừng giá bán bao nhiêu 1 kg?

Theo giá bán thị trường của gừng  thì mức giá ổn định của gừng ở mức 12.000đ – 14.000đ/kg. Tuy nhiên trong những năm dịch covid thì giá gừng tăng cao lên đến hơn 30.000đ/kg.

Bạn có thể dễ dàng tìm gừng để mua ở bất kì đâu trên thị trường ví dụ ngoài các chợ hay các siêu thị. Và gừng rất dễ trồng bạn có thể dễ dàng lấy củ để vào nới đất ấm là có thể tự lên rễ rồi. Tự trồng gừng có thể giúp cho gừng được tươi và không bị nhiễm hóa chất.

5. Những lưu ý khi bạn sử dụng gừng

Có gió và lạnh không nên dùng gừng

Theo các chuyên gia thì nước đường gừng nâu chỉ thích hợp để dùng cho cảm lạnh và bệnh phong hàn. Không sử dụng gừng cho một số người đang có triệu chứng sốt cao, đại tràng và đang xuất hiện tình trạng nôn khác,…

Không ăn gừng vào ban đêm

Bạn biết đó gừng có khả năng tăng cường tốc độ lưu thông máu, thúc đẩy sự tiêu hóa tốt và kháng khuẩn, vì vậy bạn sử dụng vào buổi sáng rất tốt. Nhưng vì gừng mang tính nóng không nên sử dụng  vì gây khó chịu và thương tích cho cơ thể.

Tránh dùng cho các người bị trúng nắng

Trời vào mùa hè thường nóng sự phân tiết dịch vị giảm đi nên có thể sẽ rất ảnh hưởng đến các nhu cầu ăn uống, tốt nhất bạn nên sử dụng một lát gừng tươi nhằm múc đích thúc đẩy sự thèm ăn cũng như chúng có tác dụng giảm đau đối với những bệnh nhân đau dạ dày, viêm dạ dày. Vì chúng đã có tác dụng với những người bị phong hàng vậy nên các bệnh nhân bị trúng nắng không nên sử dụng vì sẽ gây ra các tác dụng như buồn nôn.

Không nên gọt vỏ gừng

Theo thói quen chung của chúng ta đều sử dụng gừng bằng cách gọt vỏ đi, tuy nhiên đây là cách làm khiến chúng mất đi các tác dụng hữu ích.

6. Tổng kết

Gừng- thực phẩm vô cùng đa năng cho chúng ta lựa chọn. Tuy nhiên hãy là một người tiêu dùng có kiến thức vì thực phẩm nào cũng vậy không riêng gì gừng đều có các đại kỵ riêng. Bài viết đã cung cấp khá đầy đủ các thông tin về tác dụng và những điều thú vị xung quanh chúng. Đừng vội bỏ qua bài viết nhé!