Gừng mọc mầm có ăn được không?- những sự thật bí ẩn đằng sau

1025 - 27/10/2022
|
4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)

Gừng mọc mầm có ăn được không? là câu hỏi chắc được khá nhiều người thắc mắc. Vậy nên hôm nay bài viết này sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi này nhé! Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!

1. Những đặc điểm nổi bật của gừng

Gừng là loại gì?

Gừng được biết đến là loại cây thân cỏ sống lâu năm, thân gừng có chiều dài từ 50-100cm và chúng phát triển theo hình ống đứng, có nhiều bẹ và lá ôm sát vào nhau. Lá gừng được biết đến là lá đơn mọc so le và có các mũi mác thuôn dài về phía ngọn, đặc điểm lá gừng có mặt nhẵn bóng màu xanh đậm và có mùi thơm nhẹ nhẹ. Củ gừng là bộ phận nhiều dinh dưỡng nữa và ở dưới lòng đất. Ở mỗi đốt của gừng sẽ vươn lên vài mầm gừng đó là cơ hội cho gừng phát triển thành chồi và vươn lên thành cây mới.

Gừng - Gia vị không thể thiếu trong các món ăn Việt

Gừng – Gia vị không thể thiếu trong các món ăn Việt

Cách nhận dạng gừng

Củ gừng thường có vỏ màu vàng nhạt nhưng thân củ lại có nhiều sơ dọc, hương vị của gừng có vị cay nồng và ẩn chứa tác dụng tuyệt vời. Nhưng bạn nên nhớ rằng hoa gừng không được mọc ra từ thân gừng mà chúng mọc ra từ củ gừng, cuống hoa gừng có chiều dài khoảng 20cm và các hoa được nở thì mọc sát nhau.

Đặc điểm nhận dạng khi gừng mọc rễ

Đặc điểm nhận dạng khi gừng mọc rễ

Hoa gừng có đặc điểm là mỗi hoa có các kích thước khoảng 5cm rộng 2-23cm, chúng cũng có màu vàng nhạt và hơi tím ở mép cánh. Gừng mọc mầm rất dễ để nhận ra, thường nguyên củ gừng khi thu hoạch không có màu xanh mà có màu vàng sậm nâu nên nếu bạn nhận thấy màu xanh ở bất kì vị trí nào nghĩa là củ gừng đó sắp lên mầm. Vậy nên bạn nên để ý kĩ trước khi mua về hay mang đi chế biến nhé!

2. Gừng mọc mầm có ăn được không?

Mất đi các giá trị vốn có của gừng

Các thực phẩm khi được mua quá nhiều hoặc không nhớ đến sử dụng thì với điều kiện môi trường chúng thường sẽ mọc mầm trong các căn bếp hay trong tủ khô. Nhiều người vẫn sử dụng gừng mọc mầm bình thường mà không hề hay biết chúng có hại với sức khỏe vô cùng. Theo các chuyên gia nhận định rằng gừng khi mọc mầm sẽ không còn tác dụng tốt như trước mà thay vào đó chúng bắt đầu sinh ra các chất độc.

Củ gừng nẫu hoặc đã mọc mầm dù hương vị vẫn cay nhưng chúng đã trở nên nguy hiểm vô cùng khi chế biến vô tình giúp sinh sản ra các chất lưu huỳnh, đây được coi là độc tố gây tổn thương cho gan. Và củ gừng khi bị đập nát hay mọc mầm thì bên trong củ gừng đã chứa chất độc hại shikimol.

Gừng mọc mầm không sử dụng để ăn 

Gừng mọc mầm có độc không

Gừng mọc mầm có độc không

Có thể nói gừng mọc mầm không thể ăn được vì củ gừng lúc này đã sinh ra các độc tố hại vô cùng cho sức khỏe. Khi chúng ta sử dụng gừng mọc mầm chúng ta sẽ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng được mà ngược lại tạo cơ hội cho chúng hại gan.

3. Ứng dụng của củ gừng trong cuộc sống như thế nào?

Gừng được coi là thực phẩm đa năng cũng như là loại gia vị quen thuộc trong các món ăn vì vị cay đặc trưng có mùi thơm và chống được các khí lạnh. Thực tế các món ăn có vị lạnh thì thường sẽ được kết hợp với gừng. Đặc biệt gừng hay được dùng cho các món ăn như cháo và chè để tăng các hương vị của món ăn. Thường gừng sẽ được sử dụng để ướp thịt để tránh đi các mùi tanh hay mỡ của thịt.

Ngoài ra gừng là một trong các vị thuốc quan trọng trong đông y. Các bác sĩ đông y hay ông bà ta ngày xưa thường đúc kết kinh nghiệm từ các lần chữa bệnh hay trong đời sống và chế tạo ra các vị thuốc dân gian.Nhiều bác sĩ chia sẻ rằng hầu hết khi bạn mua gừng về đều có mầm bên trong tuy nhiên ở thời điểm mua gừng và mang về dùng các mầm đó đã xơ và khô đi nhiều nên không có độc tố xảy ra khi dùng.

Bạn đọc tham khảo thêm: Gừng ngâm mật ong có tác dụng gì? Để được tối đa bao lâu?

4. Những tác dụng quan trọng của gừng trong điều trị bệnh

Gừng giúp chữa đau dạ dày

Pha trà với gừng có thể chữa được bệnh dạ dày

Pha trà với gừng có thể chữa được bệnh dạ dày

Nếu bạn đang có triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Thì bạn có thể sử dụng gừng vào mỗi buổi sáng khi kết hợp chung với mật ong, việc bạn sử dụng đều đặn uống từ 3 đến 4 lần sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày.

Giúp cải thiện chứng đau đầu

Bạn thường xuất hiện các triệu chứng như đau nửa đầu, đau hai bên thái dương,…để giảm đi các triệu chứng này bạn hãy nhai sống một lát gừng tươi, sau 30 phút các triệu chứng đau đầu sẽ giảm đáng kể.

Hỗ trợ cho bệnh tiểu đường

Uống một ly trà gừng buổi sáng  giúp cơ thể bạn có khả năng kiểm soát hoạt động của lượng đường trong máu, vì vốn dĩ gừng có chứa các hàm lượng chất dinh dưỡng hữu ích cho bệnh tiểu đường.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Bạn đang gặp tình trạng tiêu chảy, táo bón, đau bụng và đầy hơi,… thì nên uống trà gừng hay ăn một bát canh nóng có bỏ lát gừng. Có thể nói đây là cách làm được nhiều người dùng đến.

Các hoạt động tim mạch

Gừng khi được sử dụng đúng cách có khả năng kiểm soát các hoạt động tim mạch, giúp giảm các nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ cho cơ thể. Vậy nên các bác sĩ thường hay khuyến khích các bệnh nhân có triệu chứng tim mạch sử dụng gừng.

Hô hấp

Các bạn có triệu chứng của bệnh hô hấp thì nên nấu trà xanh nấu loãng và bỏ thêm gừng vào, có thể cho thêm mật ong tùy sở thích.

Điều trị hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Phụ nữ muốn có kinh nguyệt đều đặn, mỗi tuần nên sử dụng thường xuyên trà gừng 3-4 lần vào sau các bữa ăn sáng, đặc biệt gừng có tác dụng giảm đau khi tới mùa “ dâu”.

5. Các lưu ý khi sử dụng gừng 

Nếu bạn muốn sử dụng gừng để chữa bệnh bạn nên chú ý sau đây:

  • Người bệnh đang có thân thể nhiệt nóng và đổ mồ hôi nhiều thì không nên sử dụng gừng nhiều.
  • Bạn nên chú ý liều lượng mỗi ngày không nên dùng quá 200g gừng vì khả năng tiêu thụ gừng của cơ thể trong thời gian dài có thể gây ra mỏng mạch máu.
  • Các mẹ đang mang bầu hoặc các bệnh nhân nôn ra máu, đi đại tiện ra máu thì không nên dùng gừng, Bởi vì sử dụng quá nhiều gừng gây nên co thắt tử cung, làm xuất huyết tử cung trong thời kỳ mang thai.
  • Sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng và buoi

Sử dụng gừng thường xuyên sẽ giúp ích cho mẹ bầu

Sử dụng gừng thường xuyên sẽ giúp ích cho mẹ bầu

6. Cách bảo quản gừng

Cách bảo quản gừng non

Gừng khi trồng được 4 tháng sẽ chứa hàm lượng nước cao vì vậy nên dùng một lớp giấy bọc lại và cho vào ngăn mát trong tủ lạnh, nếu bảo quản đúng như vậy bạn sẽ dùng được 1 tuần.

Gừng đã già

Khi gừng đã già đến tháng 10 thì lúc này chúng chứa hàm lượng nước ít hơn, vì vậy chúng ta nên bảo quản ở nơi tránh ẩm ướt, nới phải thật khô ráo thông thoáng thì sẽ dùng được trong 1 tháng.Được biết gừng có sức sống khá là mạnh mẽ dù ở bất kì môi trường khắc nghiệt nào. Vậy nên bạn phải biết cách bảo quản chúng sao cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Nguyên nhân chúng ta nên bảo quản là vì gừng khi tiếp xúc với nước dễ gây nên thối úng, điều này vô tình khiến chúng phát sinh độc tố. Loại độc này được bộ y tế liệt kệ vào dạng gây ra bệnh ung thư.

7. Tổng kết

Gừng mọc mầm có ăn được không? Bài viết đã cung cấp khá đầy đủ về gừng  mọc mầm. Các bạn nên lưu ý để tránh các tác hại không đáng có khi sử dụng. Hãy tham khảo các bài viết trên của chúng tôi nhé!