Handling fee là gì? Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến handling fee là gì trong ngành xuất nhập khẩu

452 - 27/12/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trong ngành xuất nhập khẩu có rất nhiều những loại phí khác nhau và một trong số đó chính là handling fee. Vậy  handling fee là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Topcargo để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về  handling fee nhé!

Handling fee là gì?

Handling fee là gì?

Handling fee là gì?

Handling fee còn được biết với tên gọi là phí handling, được biết đến là một loại phụ phí xử lý các hàng hóa và chúng được quy định bởi các hãng tàu hay các forwarder. Thường thì những hãng tàu hay các forwarder sẽ thực hiện thu các chi phí handling từ những shipper hay các consignee để bù đắp cho những tổn thất đối với các công việc take care lô hàng.

Ngày nay có một số handling fee được nhắn đến khá nhiều như phí mà các đại lý của hãng tàu hay forwarder, phí DO và các phí kê khai manifest, những loại phí để làm thủ tục khai báo với các cơ quan hải quan hay chi phí khấu hao,…

Những khoản chi phí handling fee luôn cần được chi trả vì chúng nhắm đến các mục  đích duy trì các mạng lưới đại lý cho các đơn vị vận chuyển có trên toàn thế giới. Được thu phí trong quá trình các công ty forwarder trong nước làm việc với các chi nhánh của họ đối với các nước khác trên thế giới nhằm hoàn thành các dịch vụ kể trên thì lúc này họ phải trả phí cho những chi nhánh đó một khoản tiền nhằm thực hiện những công việc thay mình.

Một số đặc điểm của handling fee 

Các forwarder thực hiện thu

Các forwarder thực hiện thu

Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của handling fee mà bạn nên biết:

  • Handling fee chính xác là một loại phụ phí mà chính những chủ hàng hay các đơn vị xuất khẩu hàng hóa cần phải đóng cho những hãng tàu hay các công ty của Forwarder.
  • Handling fee  hay xuất hiện trong những quá trình những đơn vị forwarder tiến hành làm việc, thực hiện các giao dịch với những chi nhánh của mình đặt tại nước ngoài. Những chi nhánh này sẽ thực hiện làm thủ tục với tư cách đại diện cho chi nhánh tại Việt nam.
  • Những quy trình và thủ tục của các đại diện chi nhánh này thực hiện và tính công vào các phí handling fee bao gồm cả phần khai báo hải quan đối với lô hàng, đăng ký DO và đăng ký BL cùng với một số thủ tục liên quan khác.

Tuy nhiên trên thực tế thì các hãng tàu sẽ không tiến hành thu phí handling fee charge, và có một số hãng sẽ thu phí này thông qua các đơn vị forwarder. Vậy nên chính đơn vị forwarder sẽ là đơn vị thực hiện thu phí này từ chủ hàng và tính phí handling fee  gộp với tổng phí vận tải đường biển. Các forwarder được chỉ định không hưởng hoa hồng từ phí cước tàu trong xuyên suốt quá trình xuất nhập khẩu.

Bạn đọc tham khảo thêm: 

D/O là gì? Tìm hiểu về D/O trong ngành xuất nhập khẩu

Kỳ phiếu là gì? tìm hiểu những kiến thức liên quan đến kỳ phiếu

Phân biệt giữa handling fee  và THC fee trong ngành xuất nhập khẩu

Phân biệt handling fee và THC

Phân biệt handling fee và THC

Handling fee

THC fee

  • Loại phí không được phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu.
  • Loại phí thường gặp trong ngành xuất nhập khẩu.
  • Là một loại phụ phí xử lý các hàng hóa và chúng được quy định bởi các hãng tàu hay các forwarder. 
  • THC fee được viết từ Terminal Handling Charge, là một loại phụ phí được xếp dỡ tại các cảng ( tính luôn cảng nhập hàng và cảng xuất hàng hóa đi).
  • Phí sẽ được tính trên mỗi container và dựa trên số lượng container hàng hóa của các đơn vị gửi hàng với mục đích chi trả cho quá trình xếp và dỡ hàng.
  • Cảng thực hiện thu phí từ hãng tàu và hãng tàu lúc này sẽ thu phí này lại từ khách hàng.
  • Gồm 2 loại phí xếp dỡ và phí vận chuyển.
  • Các forwarder thu nhằm mục đích bù vào những loại chi phí làm thủ tục và chuyển giao các loại hàng hóa.
  • Phí phát sinh trong quá trình làm việc tại các cảng.

 

Có nên gộp phí handling fee vào phí vận tải không?

Trên thực tế người làm trong ngành xuất nhập khẩu không bao giờ gộp chung vào mà họ sẽ tách riêng hai loại phí này bởi những lý do sau:

  • Những hãng tàu và các đơn vị forwarder nên tách riêng các loại cước vận và phụ phí riêng, việc này giúp việc thống kế doanh thu trở nên dễ dàng hơn. Hạn chế đi tối đa các vấn đề liên quan đến việc bị hao tổn, hạn chế tác động của việc biến động tiền tệ. Các doanh nghiệp luôn chủ động chi trả phụ phí với đồng tiền địa phương tuy nhiên cước vận lại được tính toán theo đồng đô la Mỹ.
  • Việc tách riêng hai loại phụ phí và cước vận này nhằm gia tăng lên mức độ cạnh tranh về giá cước. Những hãng tàu hay các đơn vị forwarder sẽ báo cước vận đối với khách hàng với các mức giá vô cùng hợp lý mà không hề có phát sinh thêm các phụ phí đi kèm.
  • Đối với các chủ hàng thì việc thực hiện tách riêng phụ phí và cước vận sẽ giúp họ chủ động và tính toán được lô hàng hóa của họ được áp dụng phí là bao nhiêu. Từ đó họ có thể đưa ra một số những khoản phí cho các chi phí từ đóng gói đến một số chi phí khác hợp lý hơn.

Một số loại phụ phí khác trong xuất nhập khẩu

Trong ngành xuất nhập khẩu không chỉ có một hay hai loại phụ phí mà còn rất nhiều loại khác mà bạn phải biết:

  • CFS fee – được biết đến là một loại phí khai thác các hàng  lẻ, bao gồm các chi phí cho những hoạt động bốc và xếp dỡ hàng hóa từ cont này sang đến các cont khác, chi phí lưu kho đối với các hàng lẻ,…

Phí CFS trong ngành xuất nhập khẩu

Phí CFS trong ngành xuất nhập khẩu

  • DEM fee – đây là một loại phí nhằm chỉ việc hàng hóa lưu bãi khi cont còn ở trong cảng. Được áp dụng khi đã hết thời gian lưu bãi của cont thì các chủ hàng lúc này phải đóng thêm phí.
  • BL fee – đây là một loại chi phí nhằm chỉ phát hành vận đơn cho lô hàng. Đối với vấn đề phát hành bill không chỉ là khoản phí lúc cấp bill of lading mà còn phát sinh thêm chi phí khác hoàn thành các thủ tục khác như thông báo cho đại lý nhập về bill,…

BL fee trong ngành xuất nhập khẩu

BL fee trong ngành xuất nhập khẩu

Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số những thông tin liên quan đến Handling fee cùng những kiến thức xung quanh ngành xuất nhập khẩu. Hy vọng bạn đọc có thể theo dõi bài viết về website của Topcargo để biết thêm nhiều kiến thức hơn về xuất nhập khẩu nhé!

[block id=”15578″]