Incoterm là gì? Đây có vẻ là một thuật ngữ khá quen thuộc với những anh em trong nghề. Thế nhưng vẫn còn một số người chưa thật sự nắm rõ về thuật ngữ này, vậy bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm Incoterm là gì ? Điều kiện Incoterm bao gồm những gì ?
Vậy Incoterm là gì? Đôi nét về Incoterm

Incoterm là gì?
Incoterm là một từ được viết tắt từ cụm tiếng anh International Commerce Terms, chúng được xem là một tập hợp những quy tắc liên quan đến thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của những bên có liên quan trong hợp đồng ngoại thương. Thông thường các điều khoản trong Incoterm đều đã được chuẩn hoá và được nhiều quốc gia, các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới chứng nhận và sử dụng rất rộng rãi.
Vậy Incoterm hình thành từ đâu? Có lịch sử như thế nào, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn bao quát và chi tiết về Điều kiện Incoterm trong thương mại quốc tế
Lịch sử hình thành của Incoterm
Incoterm được hình thành thành những điều khoản bắt đầu vào những năm 1921, tuy nhiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1936. Trải qua tận 6 lần sửa đổi thì incoterm đã trở nên khá hoàn thiện. Lưu ý các bản incoterm đều có những giá trị pháp lý ngang bằng nhau, thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế có giá trị cao nhất.

Những bên liên quan trong Incorterm là gì?
Thông thường đối với các điều khoản incoterm thì các bên liên quan bao gồm:
- Trách nhiệm đối với bên người mua và bên người bán đến đâu.
- Các điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ bên bán sang bên mua như thế nào.
Nghĩa vụ của những bên liên quan

Người bán có nghĩa vụ chính
Đối với người bán khi cung cấp hàng hoá đúng theo những hợp đồng đưa ra, cần cung cấp các chứng từ cần thiết nếu có thể cho người mua, thông báo cho người mua trong khoảng thời gian hợp lý và địa điểm hàng hóa sẽ được nhận dưới quyền định đoạt của người mua. Người bán sẽ chịu mọi chi phí phát sinh cũng như rủi ro cho đến khi lô hàng được người mua sẵn sàng tiếp nhận. Theo các điều khoản của incoterm thì người bán luôn phải đặt những các quyền kiểm soát của người mua trong thời hạn và những địa điểm do hợp đồng quy định. Người bán cũng sẽ không phải có trách nhiệm trong việc bốc hàng hoá lên các phương tiện vận chuyển hay việc thông quan xuất khẩu nếu hợp đồng đó không đúng quy định. Người bán cũng chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho người mua nếu người mua yêu cầu.
Người mua có nghĩa vụ
Người mua sẽ nhận hàng tại các cơ sở hay địa điểm đã được thỏa thuận trước đó với người bán có trong hợp đồng. Người mua cũng hoàn toàn thanh toán tiền hàng và chịu mọi chi phí phát sinh trong việc tiếp nhận hàng hoá cũng như chi phí kiểm tra hàng hoá và chi phí giấy tờ,… Bên mua khi nhận hàng cũng đồng thời kiểm tra xem và tiến hành tổ chức vận chuyển và chịu mọi chi phí hao hụt, rủi ro để có thể đạt đến mục tiêu đưa hàng hoá ra khỏi nước xuất khẩu và tới đích của mình.
Incoterm bao gồm những điều kiện gì?

Điều kiện của incoterm 2010 bao gồm có tổng cộng 11 điều chia thành 4 nhóm cơ bản bao gồm E,F,C,D. Dưới đây là 4 nhóm cơ bản của điều kiện incoterm:
- Đầu tiên là nhóm E: – gồm 1 điều khoản EXwork giao hàng tại các xưởng.
- Thứ hai là nhóm F – gồm 4 điều khoản FOB, FCA, FAS.
- Thứ ba là nhóm C gồm 3 điều khoản có CFR, CIF, CPT, CIP.
- Nhóm cuối chính là nhóm D- gồm 3 điều khoản có DAT, DAP, DPP.
Tuy nhiên trong 11 điều kiện thì chúng ta nên chú ý đến 4 điều kiện chỉ áp dụng cho các hình thức vận tải biển và thuỷ nội địa bao gồm FAS, FOB, CFR, CIF. Và 7 điều kiện còn lại có thể được sử dụng cho các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.
Các chi phí của Incoterm mà chúng ta cần quan tâm chính là thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, chi phí thông quan hay các chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm,… Thông thường vận tải đó chính là đường biển, đường bộ hay đường hàng không, đa phương thức.
Mục đích Incoterm

Incoterm với mục đích chủ yếu nhằm giải thích những điều kiện thương mại thông dụng có trong ngoại thương. Từ đó chúng ta có thể phân chia rõ ràng những trách nhiệm, chi phí cũng như những rủi ro trong suốt quá trình chuyển giao hàng hoá từ bên bán sang bên người mua. Từ đó mà các bên có liên quan có thể nắm rõ và đi đến những thống nhất chung, hạn chế và giảm thiểu đi nhưng sự tranh chấp phát sinh.
Incoterm có được hiểu ngắn gọn với 3 mục tiêu:
- Đưa ra những lời giải thích với điều kiện thương mại thông dụng.
- Luôn phân chia các luồng trách nhiệm, chi phí và rủi ro bên mua và bên bán đúng đắn.
- Hạn chế tối đa các mức rủi ro cũng như các tranh chấp có thể xảy ra.
Incoterm với giá trị pháp lý
Incoterm được xem như một bộ quy tắc và nó hoàn toàn không mang giá trị pháp lý và không mang tính bắt buộc phải thực hiện. Vậy nên người mua và người bán không cần phải tuân thủ theo incoterm. Hai bên thường sẽ tự đưa ra những thoả thuận theo ý mình và cũng không cần để ý đến quá nhiều thuật ngữ Incoterm.
Điểm lưu ý của Incoterm là gì ?

Đầu tiên Incoterm không mang tính bắt buộc
Incoterm được nhiều người nhầm lẫn chúng như một loại luật, tuy nhiên hãy nhớ rằng incoterm không phải là luật nên những quy tắc của chúng khi đưa ra đều không mang tính bắt buộc. Bạn có thể sử dụng incoterm như những quy tắc tham khảo khi thực hiện mua bán quốc tế.
Các phiên song song cùng tồn tại
Incoterm với rất nhiều phiên bản khác nhau cùng tồn tại, tuy nhiên mỗi phiên bản lại mang đến những hiệu lực khác nhau với phiên bản trước. Khi bạn sử dụng các điều khoản incoterm bạn cần nêu rõ là bạn đang áp dụng phiên bảo nào, làm như vậy các bên liên quan mới hiểu được mà xác định cũng như đối chiếu và cam kết chịu trách nhiệm.
Chỉ cơ bản xác định thời điểm chuyển giao rủi ro và trách nhiệm

Trong Incoterm chỉ xác định được cơ bản những thời điểm chuyển giao phát sinh các rủi ro, trách nhiệm và chi phí từ người mua đến người bán. Và những rủi ro hay những phát sinh ở thời điểm khác đều không được incoterm đề cập đến. Và một điều đặc biệt chính là các điều kiện có trong incoterm sẽ bị vô hiệu hoá nếu trái với những luật do địa phương ban hành. Vì vậy lời khuyên dành cho bạn chính là nhớ điều tra và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đưa ra các thương thảo.
Đặc tính bao quát
Các quy tắc có trong incoterm luôn hướng về những vấn đề chung có liên quan đến việc giao hàng và những vấn đề khác như hàng hoá có giá cả ra sao, phương thức thanh toán, các yêu cầu liên quan đến bốc dỡ hàng hóa, lưu kho,… thì incoterm không có quy định. Vì vậy bạn nên quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng.
Không có hiệu lực trước các luật địa phương
Đa số những người sài incoterm đều rất chủ quan và quên mất đi các luật lệ mà những quốc gia hay những vùng lãnh thổ góp phần vào mua bán. Bạn enne tuân thủ luật pháp của từng nước khác nhau. Quả thật incoterm sẽ mang đến những hiệu quả khá tích cực liên quan đến các hoạt động thương mại. Các điều khoản của Incoterm giúp ích cho các bên mua và bên bán đưa ra những quy tắc giúp bạn có thể tham khảo, cũng như có thể áp dụng một cách thống nhất đưa đến kí kết hợp đồng.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số kiến thức liên quan đến Incoterm là gì ?. Incoterm được ứng dụng rộng rãi trong giao hàng tuy nhiên bạn cũng cần nắm rõ để biết thêm những lưu ý của chúng. Truy cập website của Top Cargo để nắm thêm các thông tin bổ ích liên quan đến xuất nhập khẩu nhé!