Partial shipment là một thuật ngữ khá khá quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu. Vậy bạn đã biết và hiểu rõ về Partial shipment là gì chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số những kiến thức liên quan đến Partial shipment là gì nhé!
Partial shipment là gì?
Partial shipment là gì? Các điều khoản trong giao hàng từng phần?
Partial shipment là gì? Nếu dịch ra nghĩa cụm từ này có nghĩa là giao hàng từng phần, đây là một thuật ngữ nằm trong ngành xuất nhập khẩu. Thông thường hình thức giao hàng này luôn gắn liền với các phương thức thanh toán LC. Hiểu đơn giản LC chính là một thư cam kết của ngân hàng liên quan đến việc trả tiền đối với người xuất khẩu.
LC được biết đến là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với mức độ sử dụng khá phổ biến đối với thương mại quốc tế. Đây là hình thức mang tính tương đối đảm bảo đối tính hài hòa đối với lợi ích giữa hai bên bán và bên mua. Hiểu một cách nôm na chính là việc giao hàng từng phần này chính là giao hàng trên nhiều con tàu dù về cùng một cảng hay rời đi cùng một cảng.
Các thủ tục để thực hiện giao hàng từng phần hay Partial shipment
Những thủ tục khi thực hiện partial shipment là gì? Có dễ thực hiện không?
Dưới đây là một số thủ tục của Partial shipment được tiến hành theo quy định:
- Người thực hiện khai hải quan cần nộp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo các quy định được đề ra đối với từng loại hình xuất nhập khẩu ( trừ một số giấy tờ đã thực hiện giao nộp lại khi đăng ký tờ khai), bạn cũng cần xuất trình các tờ khai hải quan đã thực hiện đăng ký,…
- Những lãnh đạo của cục hải quan thực hiện căn cứ vào hình thức và mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý thông báo rủi ro khi đăng ký tờ khai hải quan, tình hình thực tế tại ngay thời điểm xuất nhập khẩu từng lần để đưa ra các quyết định về hình thức hay mức độ kiểm tra hải quan đối với từng lần xuất khẩu sao cho phù hợp.
Cục hải quan thực hiện kiểm tra hàng hóa
Giao hàng từng phần có khác giao hàng nhiều lần không?
Giao hàng nhiều lần hay còn gọi là Shipment by Instalment, đây là một khái niệm khá mới mẻ đối với mọi người, khi chúng mới được ra đời bởi các đơn vị vận chuyển phát nhanh và các nhà giao nhận vận tải chuyên nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ để bạn hiểu thêm về giao hàng nhiều phần:
- Ví dụ 1: Sau khi các đơn vị vận chuyển tiến hành chuyển phát nhanh hay các doanh nghiệp và công ty vận tải nhận được các đơn hàng thì sẽ thực hiện chuyển hàng đến những cơ sở gần với địa chỉ hay khu vực của khách hàng nhất. Đối với mỗi cơ sở này nhân viên phải lên kế hoạch cho việc giao hàng cho khách hàng như liên hệ với họ. Đối với trường hợp này thì giao hàng nhiều lần được hiểu là giao hàng qua nhiều bên trung gian.
- Ví dụ 2: Đối với các trường hợp mà bên công ty vận tải không giao thành công hàng hóa đến tay người nhận thì đơn hàng đó được xem là giao hàng không thành công và hàng hóa lúc này sẽ được chuyển ngay vào kho lưu trữ, việc giao lại sẽ được tiến hành vào ngày hôm sau. Có thể với những trường hợp này chính là khách hàng điền sai thông tin, với những lần giao nhiều lần lặp lại như vậy sẽ khiến cho khách hàng phải chi trả phí cho bên giao hàng.
- Ví dụ 3: đối với các mặt hàng thương mại điện tử thì việc giao hàng nhiều lần được xem một hình thức vô cùng hiệu quả để tạo dựng được mức độ tin cậy đối với khách hàng. Vì đôi khi khách hàng không có sự hài lòng về mẫu mã và kích thước hay chất lượng sản phẩm khiến thì lúc này việc giao lại nhiều lần giúp cho khách hàng có được trải nghiệm tốt hơn.
Giao hàng nhiều lần trong thương mại điện tử xây dựng lòng tin
Một số phương thức giao hàng phổ biến hiện nay
- Chuyển tải – transhipment: đây chính là hình thức con tàu chuyển chở hàng từ tàu này sang tàu khác ở vài cảng trung gian.
- Giao hàng từng phần – partial shipment: nghĩa là hai bên tự tách nhỏ lô hàng ( thường sẽ là số lượng lớn) để thực hiện giao nhiều đợt nhỏ trong suốt quá trình diễn ra hợp đồng. Trong trường hợp người mua được cho phép giao hàng từng phần thì hai bên phải thỏa thuận rõ (lịch trình diễn ra giao hàng với số lượng cụ thể của từng phần, chế tài).
Những điều khoản giao hàng – shipment/ delivery
Đối với hai bên khi tham gia vào các hoạt động giao hàng thì nên thực hiện thỏa thuận các nội dung dưới đây:
Những điều khoản liên quan đến giao hàng
- Thời gian diễn ra giao hàng là khi nào ( phối hợp với ràng buộc liên quan đến thanh toán).
- Địa điểm giao hàng là ở đâu?
- Phương thức hai bên chọn giao hàng là gì? ( giao hàng một phần hay giao hàng nhiều lần, giao hàng chuyển hay giao hàng đi thẳng,…).
- Những thông báo giữa hai bên khi thực hiện trong lúc giao hàng.
Thời gian diễn ra giao hàng
Đây là lời khuyên dành cho hai bên đối tác giữa bên mua và bên bán cả hai không nên ràng buộc nhau giữa ngày nhận và ngày giao vào một ngày chính xác. Chẳng hạn như người bán không nên đưa ra một ngày nhận hàng nhất định (on 16th feb 20**). Đây là nguyên nhân dẫn đến những rủi ro cho người bán chẳng hạn như khả năng chuẩn bị hàng hóa hay sản phẩm đó không kịp với ngày giao đã ký trong hợp đồng.
Có thể người bán tự tin có đủ hàng để cung cấp nhưng do một số yếu tố tác động bên ngoài như tàu,… Vì nếu tàu thực hiện delay thì khả năng người bán lúc này không thể cung ứng đúng ngày cho khách. Một ví dụ điển hình nhất chính là các giấy chứng nhận LC nếu bên bán không chuẩn bị kịp thì giấy tờ liên quan đến LC bị sai ngày tuy nhiên ngân hàng vẫn sẽ charge các khoản phí bất hợp lệ hoặc tệ hơn là ngân hàng từ chối thanh toán.
Những địa điểm giao hàng
Có nhiều địa điểm giao hàng
Việc hàng hóa được giao từ cảng đi đến với cảng đích thì chỉ cần ghi và xác nhận hai mục:
- Tên cảng đi hay còn viết tắt tiếng anh là POL = Port of loading hay Port of charging.
- Tên các cảng đến còn viết tắt tiếng anh là POD = Port of discharging hay Port of unloading.
Tuy nhiên nếu bạn giao từ sân bay sẽ ghi hai mục khác, đó là:
- Tên mà sân bay đi hay còn viết tiếng anh là Loading airport.
- Tên mà sân bay đáp đến còn viết tiếng anh là Discharging airport.
Một số cách giao hàng khác bên cạnh partial shipment
Bên cạnh cách giao hàng từng phần – partial shipment thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các cách giao hàng khác như:
- Giao hàng theo hình thức chuyển tải hay transhipment: tức là con tàu chứa và chở hàng hóa luôn sẽ được đổi từ tàu này sang tàu khác tại một vài địa điểm cảng trung chuyển.
- Tàu đi thẳng hay còn gọi là direct hay straight: tức là tàu vận chuyển thẳng từ cảng tàu đi đến cảng đích mà không hề có sự dừng chân nghỉ ngơi hay qua trung gian nào.
- Giao hàng theo hình thức đầy cont hoặc không đầy: FCL nghĩa là hàng nguyên một cont tuy với duy nhất một chủ hàng, còn LCL chính là hàng lẻ nhưng không được đóng đầy một cont.
Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến partial shipment là gì? Topcargo hy vọng bạn vừa tìm hiểu cho mình thêm một nguồn thông tin kiến thức liên quan đến xuất nhập khẩu đầy bổ ích. Hãy theo dõi website của Topcargo để cập nhật thêm nhiều tin tức liên quan đến xuất khẩu nhé!
[block id=”15578″]