Chuối mồ côi là gì? Cách ngâm rượu chuối mồ côi đơn giản

878 - 14/10/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Chuối là một trong những loại cây phổ biến trên thế giới. Quả chuối chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên có một loại chuối có tên gọi khá độc đáo, đó là cây chuối mồ côi. Bạn đã biết đến loại chuối này chưa? Hãy cùng Topcargo.vn tìm hiểu nhé.

1. Cây chuối mồ côi là gì?

Chuối mồ côi còn được gọi với nhiều cái tên khác như chuối cô đơn, chuối bạc hà, chuối hoa sen (bởi hình dáng giống bông hoa sen) là một loại chuối hột. Loại chuối này được phân bố chủ yếu ở xã Phước Bình, huyện Bắc Ái của tỉnh Ninh Thuận, bởi vậy còn được gọi là chuối hột Phước Bình.

Cây chuối mồ côi không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng, chữa bệnh, mà còn mang lại giá trị kinh tế, là nguồn thu nhập chính của nhiều bà con xã Phước Bình.

Hình ảnh chuối mồ côi với chiều cao đến 5m

Hình ảnh chuối mồ côi với chiều cao đến 5m

2. Đặc điểm cây chuối mồ côi

Chuối cô đơn chỉ sinh trưởng và phát triển ở các vùng núi cao. Cây được trồng tái sinh bằng hạt và cây mẹ sẽ không đẻ ra cây con như các loại chuối thông thường. Cây chuối mồ côi cao từ 3m đến 5m, thân cây phình to như chân voi bởi vậy mà nhiều người dân còn gọi đây là chuối chân voi. Mỗi cây chuối cô đơn chỉ trổ một buồng duy nhất có hình thù như bông hoa sen kích thước lớn.

Buồng chuối rất lớn và thường trổ từ 6 đến 10 nải. Mỗi nải chuối cho từ 11 đến 15 quả. Quả chuối có nhiều hạt nên ít ai sử dụng làm trái cây. Hạt chuối có màu đen và to gấp 1,5 đến 2 lần so với hạt của chuối hột rừng. Mỗi buồng chuối có thể thu hoạch từ 3 đến 5kg hạt tùy kích thước buồng. Hạt chuối có giá trị trong y học nên được thu hoạch, xử lý và phân phối trên thị trường.

Hình ảnh buồng chuối mồ côi hình đài hoa sen

Hình ảnh buồng chuối mồ côi hình đài hoa sen

3. Chuối mồ côi có tác dụng gì?

Về công dụng của chuối mồ côi với sức khỏe và tác dụng chữa bệnh đã được các nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận phối hợp cùng Trung tâm Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh chứng minh.

Thành phần của hạt chuối mồ côi bao gồm các hợp chất chính: flavonoid, saponin, tannin, alkaloid, anthraquinone, coumarin, proanthocyanidin, anthocyanosid, triterpenoid. 

– Flavonoid là một hợp chất chống oxy hóa, kháng các gốc tự do gây tế bào ung thư, bảo vệ thận, gan, kháng viêm, giảm đau.

– Thành phần Saponin giúp kháng viêm, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ thần kinh.

– Hợp chất Tannin có tính chất kháng virus, kháng khuẩn và chống oxy hóa

– Alkaloid là hợp chất chống oxy hóa, kháng khuẩn có tác dụng với chứng rối loạn lo âu, và các bệnh lý về thần kinh như thoái hóa.

– Thành phần anthraquinone có đặc tính kháng khuẩn và có lợi cho hệ tiêu hóa

Hạt chuối mồ côi với kích thước lớn, màu đen, rốn lõm sâu dễ nhận biết

Hạt chuối mồ côi với kích thước lớn, màu đen, rốn lõm sâu dễ nhận biết

Ngoài ra các thành phần khác cũng được chứng minh là có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống và cải thiện nhiều loại bệnh.

Bạn đọc tham khảo thêm:

Ăn chuối tiêu xanh có tác dụng gì? Giảm cân, chữa lang ben?

Chuối chà bột là chuối gì? Có tốt không và làm món gì ngon nhất?

4. Cách ngâm rượu chuối mồ côi

Có nhiều phương pháp làm rượu chuối mồ côi, dưới đây là 2 cách được người dân xã Phước Bình sử dụng nhiều nhất.

Hạt chuối mồ côi ngâm rượu

Hạt chuối sau khi mua về nên rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đem ngâm hạt với rượu trắng theo tỉ lệ nửa kí hạt – 5 lít rượu. Bạn ngâm trong 3 tháng là có thể sử dụng.

Quả chuối mồ côi ngâm rượu

Quả chuối sau khi thu hoạch được lột hết vỏ. Thông thường bà con sẽ thu hoạch chuối còn xanh. Do đó phải đợi 2-3 ngày sau để chuối chín mới có thể lột vỏ. Chuối có thể để cả quả hoặc thái lát mỏng như cách làm rượu chuối hột rừng rồi phơi khô. Tiếp tục đem xao trên bếp than đến khi vàng thì đem ngâm với rượu.

Rượu sử dụng để ngâm rượu chuối có thể là rượu trắng hoặc rượu nếp với nồng độ cồn từ 40 đến 50 độ. Đổ rượu ngập mặt chuối sau đó đậy kín và ủ trong 2 đến 3 tháng là có thể sử dụng. Rượu ủ càng lâu càng “đằm” càng ngon và dược tính càng cao. Rượu chuối cô đơn có vị ngọt, thơm, rất dễ uống.

Ngoài ra cách ngâm rượu chuối mồ côi có thể kết hợp ngâm chung hạt chuối với chuối nguyên quả hoặc chuối lát. Cách làm cũng tương tự như ở trên.

Bình rượu chuối cô đơn có màu đỏ đẹp mắt

Bình rượu chuối cô đơn có màu đỏ đẹp mắt

5. Cách bảo quản và sử dụng rượu chuối mồ côi

Chuối mồ côi ngâm rượu được sử dụng để uống trực tiếp hoặc để thêm vào món ăn. Tuy nhiên sử dụng rượu chuối nấu ăn sẽ làm mất mùi vị của rượu. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ nên uống 1 đến 2 chén nhỏ.

Rượu chuối không thể bị hỏng ở điều kiện bình thường, do vậy bạn chỉ cần bảo quản chúng trong các bình thủy tinh ở nhiệt độ thường và đậy kín bình nhé.

6. Những lưu ý khi mua và sử dụng rượu chuối mồ côi

Khi mua hạt và sử dụng, người tiêu dùng cần lưu ý:

– Hạt chuối mồ côi rất dễ nhận biết nhưng cũng không thể loại bỏ các trường hợp hạt chuối bị làm giả hoặc bị đánh tráo với các loại chuối hột khác. Do đó người tiêu dùng cần tìm hiểu để phân biệt thật giả và lựa chọn mua tại những địa chỉ uy tín.

– Sử dụng chuối mồ côi ngâm rượu phù hợp sẽ có tác dụng điều trị bệnh nhưng sử dụng quá liều sẽ gây phản tác dụng, thậm chí gây hại cho cơ thể.

– Trẻ em không nên sử dụng rượu chuối mồ côi.

Nên chọn mua sản phẩm được đóng gói và có nhãn mác, thông tin rõ ràng

Nên chọn mua sản phẩm được đóng gói và có nhãn mác, thông tin rõ ràng

7. Một số thắc mắc về giống chuối mồ côi

Giống chuối mồ côi được trồng ở đâu?

Ở tỉnh Ninh Thuận, cây chuối mồ côi rừng được phân bổ chủ yếu ở Vườn quốc gia Phước Bình. Hiện nay giống chuối này đã được nghiên cứu và trồng ở nhiều vùng khác như Tây Nguyên, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Mua chuối mồ côi ở đâu, giá bao nhiêu?

Hiện nay bạn đọc có thể tìm mua hạt chuối mồ côi ở các nhà thuốc, các đơn vị phân phối thuốc Bắc đã được kiểm định hoặc từ chính người sản xuất. Do chuối cô đơn rất ít khi trổ hoa và cũng không được trồng phổ biến nên giá chuối thường rất cao. Giá hạt chuối cô đơn có thể dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng mỗi kg. Còn về giá chuối khô nguyên quả có thể ở mức 90.000 đồng mỗi kg.

Chuối mồ côi chữa bệnh gì?

Mặc dù chưa có nghiên cứu công bố chính xác các loại bệnh mà loại chuối này có thể chữa trị nhưng đã được công nhận là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh với các đối tượng dưới đây:

– Người có các bệnh về đau nhức xương khớp

– Người bị táo bón

– Người có bệnh về thận như hư thận, sỏi thận

– Người bị đau bụng, cảm mạo

– Bệnh nhân bị tiểu đường

– Người bị bệnh sưng tấy, phù nề…

Nếu không thể uống rượu thì có cách dùng nào khác không?

Ngoài cách ngâm rượu để sử dụng, hạt chuối cô đơn có thể được xay nhuyễn, tán bột để sử dụng. Cách dùng rất đơn giản, hòa nước sôi cùng với bột hạt chuối và sử dụng uống hàng ngày. Ngoài ra có thể đem quả chuối mồ côi thái lát, phơi khô và đun nước uống dần.Đây cũng là cách dùng với đối tượng là trẻ em.

Ngoài hạt chuối và quả chuối, còn bộ phận nào của cây có thể sử dụng?

Người dân ở vùng trồng chuối tỉnh Tây Ninh đã tận dụng rất nhiều bộ phận khác của cây chuối mồ côi ngoài hạt và quả để làm thuốc chữa bệnh.

– Củ của cây chuối: có thể vắt lấy nước uống giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường. Hoặc đem phơi khô đun nước uống trị phù thũng, sưng tấy.

– Rễ cây chuối: đem rửa sạch, phơi khô, xao vàng hạ thổ đun nước dùng chữa cảm lạnh, đau bụng.

– Bẹ chuối non có thể dùng làm thức ăn, nấu các món canh, om xào đều rất ngon.

Hiện nay nhu cầu sử dụng chuối mồ côi rất cao, do đó không hiếm các sản phẩm kém chất lượng được bày bán trên thị trường. Chúng ta hãy là người tiêu dùng sáng suốt khi mua và sử dụng sản phẩm nhé.