D/O là gì? Tìm hiểu về D/O trong ngành xuất nhập khẩu

259 - 13/12/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Phí lệnh giao hàng D/O được biết đến như một thuật ngữ khá quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn chưa thực sự hiểu về D/O là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số những thông tin liên quan đến D/O nhé!

D/O là gì?

Hình ảnh về chứng từ D/O

Hình ảnh về chứng từ D/O

Phí D/O được viết đầy đủ là Delivery Order fee dịch ra nghĩa là phí lệnh giao hàng. Chúng được xem các loại chứng từ do hãng tàu phát hành dùng cho những doanh nghiệp khi thực hiện nhập khẩu để đưa ra và trình bày cho các cơ quan giám sát kho hàng hay kho cảng trước khi thực hiện rút hàng hóa ra khỏi container phí này bị phát sinh khi những hàng hóa được cập đến cảng và hãng tàu.

Có một số người cho tới bây giờ vẫn còn hiểu sai cụm từ  về phí chứng từ D/O là cụm từ documentation nhưng trên thực tế đó chính là từ documentation fee.

D/O có những loại nào?

Hiện nay phí D/O có hai loại cơ bản và được sử dụng rất thông dụng. Dưới đây là hai loại phí D/O mà bạn nên cần biết khi tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu:

  • Loại thứ nhất chính là D/O của forwarder: được biết là loại lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển dành ban hành xuống các lệnh để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng đến cho người nhận – doanh nghiệp nhập khẩu. Có một lưu ý chính là những đại lý vận chuyển không phải là người thực hiện viết bill nên không trên thực tế không chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà chính xác hơn chúng cần có những chứng từ xác thực đi kèm.
  • Loại thứ hai chính là D/O  của hãng tàu: đây chính là lệnh giao hàng của hàng tàu phát hành ra nhằm mục đích đưa ra yêu cầu cho người đang giữ hàng hóa thực hiện giao hàng cho người nào đó. Mối quan hệ lúc này sẽ là hàng tàu đưa ra yêu cầu giao hàng cho những forwarder yêu cầu giao hàng cho consignee thực sự – doanh nghiệp nhập khẩu. Khi mà các forwarder đã nắm trong tay được chắc chắn D/O do các hàng tàu cấp phát cho họ và thực hiện phát lại cho doanh nghiệp nhập khẩu thì lúc này người nhập khẩu mới có đủ các điều kiện để nhập hàng.

Bạn đọc tham khảo thêm:  PO (Purchase Order) là gì? Tất Tần Tật Kiến Thức Liên Quan

Những thông tin cần có và quy trình thực hiện chứng từ D/O

Thông tin của chứng từ D/O

Những thông tin cần có trên chứng từ D/O

Những thông tin cần có trên chứng từ D/O

Trên chứng từ D/O thông thường sẽ chứa những thông tin dưới đây:

  • Tên của con tàu và hành trình của con tàu đó.
  • Người thực hiện nhận hàng hay còn gọi là consignee.
  • Cảng để dỡ hàng hay còn gọi là POD.
  • Ký mã hiệu hàng hóa hay còn gọi là Code goods.
  • Số lượng bao kiện hàng hay trọng lượng và thể tích hàng hóa được gọi lần lượt là gross weight và net weight.
  • Giay giới thiệu.
  • Thông báo liên quan đến lô hàng cập cảng.
  • Những giấy tờ tùy thân liên quan đến người nhận hàng hóa: có thể sử dụng căn cước công dân hay chứng minh nhân dân hay các giấy tờ tùy thân có thể chứng minh được cho người nhận.

Một số những chi phí đi kèm trong chứng từ D/O

Những phụ phí đi kèm khi lấy lệnh D/O

Những phụ phí đi kèm khi lấy lệnh D/O

Nếu bạn muốn lấy được lệnh D/O ngoài việc đóng các mức chi phí cho D/O bạn còn phải hoàn thành  nghĩa vụ của việc hoàn thành các mức chi phí phụ khác đi kèm như sau:

  • Phí THC.
  • Phí vệ sinh cont.
  • Phí CFS hàng lẻ.
  • Phí cước cont mà các hàng tàu đã đưa ra những quy định từ trước.

Đối với tất cả các loại phiếu đã đóng hay hai bên có xác nhận cách tốt nhất và an toàn chính là bạn nên lưu giữ những tờ giấy chứng từ này lại làm bằng chứng trong những trường hợp không ngờ đến. Với trường hợp khi hàng hóa được các đơn vị nhập khẩu lấy tại cảng, lúc này hàng còn nguyên trong container thì D/O lúc này sẽ thực hiện đóng dấu là hàng hóa giao thẳng. Còn đối với những trường hợp mà bên nhập khẩu thực hiện cắt chì container ngay tại bãi thì lúc này D/O sẽ đóng dấu hàng rút ruột.

Quy trình để thực hiện lệnh D/O

Quy trình thực hiện lấy lệnh giao hàng D/O

Quy trình thực hiện lấy lệnh giao hàng D/O

Các bước để bạn có thể lấy lệnh D/O chính xác và đỡ mất thời gian nhất:

Bước 1: thực hiện nhận thông báo hàng đến 

Đầu tiên chính là việc bạn sẽ nhận được giấy thông báo hàng đến  hay còn gọi là arrival notice từ các hàng tàu thông qua FWD trước các con tàu đó cập cảng trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Đây là một bước khá quan trọng nên các bạn cần lưu ý nhé!

Bước 2: Cần chuẩn bị các bộ chứng từ đầy đủ để lấy D/O 

Chuẩn bị một số chứng từ liên quan đến D/O

Chuẩn bị một số chứng từ liên quan đến D/O

Một số loại chứng từ mà bạn cần chuẩn bị bao gồm như giấy giới thiệu có dấu mộc của những công ty đứng tên trên các A/N – số lượng 1 bản gốc, thực hiện thông báo hàng hóa đến với số lượng 1 bản photo, tờ vận đơn (với  bản gốc) và cuối cùng là chứng minh nhân dân hay căn cước mà người đi lấy lệnh giao hàng ( 1 bản photocopy).

Topcargo đề cập đến vận đơn gốc bởi vì những loại D/O mà người thực hiện nhập khẩu lấy được còn phụ thuộc rất nhiều vào những loại B/L do các hàng tàu đầu xuất khẩu phát hành đối với bên người mua, dưới đây là 3 ví dụ điển hình:

  • Trong trường hợp nếu B/L là một surrendered bill, bill telex hay người nhập khẩu thì không cần phải thực hiện nộp các bill gốc để lấy D/O nhưng chắc chắn sẽ tốn một khoản chi phí để làm bill telex.
  • Trong trường hợp nếu bên người bán đã gửi B/L gốc cho bên người mua thì bên người mua bắt buộc phải nộp các B/L gốc đó lại người vận chuyển thì mới có thể lấy được D/O, và lúc đó bên bán sẽ có phát sinh chi phí gửi B/L gốc.
  • Trong trường hợp những hợp đồng đã thực hiện thanh toán bằng các thư từ tín dụng – L/C thì khi đến các hãng tàu nhận bộ lệnh giao hàng, lúc đó nhân viên phải mang các vận đơn gốc đã có ký hậu của ngân hàng và tờ giấy giới thiệu của công ty và thực hiện thông báo đến thì sẽ có thể nhận được D/O.

Bước 3: thực hiện thanh toán các chi phí 

Người nhập khẩu lúc này có chọn lựa hai hình thức cơ bản để thanh toán chính là:

  • Chuyển tiền bằng tài khoản.
  • Thực hiện đóng tiền mặt tại những văn phòng của hãng vận chuyển hay forwarder.

Bước 4: Thực hiện lấy các lệnh giao hàng nối

Đối với những trường hợp phát sinh lệnh nối – người nhập khẩu cuối cùng lúc nảy không được đứng tên trên các thông báo về hàng hóa mà forwarder sẽ đứng tên). Lúc này muốn lấy được đầy đủ các lệnh và chứng từ thì các nhân viên hiện trường sẽ được cử đi nhận các lệnh nối do những đại lý giao nhận phát hành.

Bước 5: thực hiện kiểm tra hạn lệnh

Đối với hàng hóa là FCL thì hàng tàu lúc này chỉ được cho chủ hàng một khoản thời gian nhất định, thông thường sẽ là 5 ngày kể từ ngày tàu đó đến cảng cho đến khi chủ hàng dỡ hàng ra khỏi cảng. Nếu trong khoảng thời gian đó mà bạn chưa thực hiện gỡ các hàng hóa đi thì các bạn lại phải chi trả thêm một khoản chi phí thêm.

Một số lưu ý về chứng từ D/O

Dưới đây là một số lưu ý liên quan đến chứng từ D/O mà bạn cần phải nắm rõ:

  • Với một số trường hợp thì chúng ta chỉ cần những D/O của forwarder là đã có thể thực hiện nhận hàng được rồi. Trong trường hợp này các forwarder sẽ thực hiện ký tên lên trên các lệnh giao hàng đối với cương vị là đại lý – AS agent  của hàng tàu. Sau khi kết thúc công đoạn ký tên xác nhận lệnh giao hàng thì sẽ có hiệu lực ngang với những lệnh giao hàng của chính hàng tàu đó.
  • Đối với một số trường hợp khi vận chuyển hàng hóa có sử dụng thêm tàu phụ thì doanh nghiệp sẽ cần thêm một lệnh nối là bạn đã có thể thực hiện được việc lấy hàng hóa và thường thì các doanh nghiệp sẽ phải có yêu cầu đối với các đơn vị forwarder để cung cấp chứng từ này cho mình.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến D/O là gì. Topcargo hy vọng bạn đọc hãy theo dõi website này của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức liên quan đến ngành logistics nhé!

[block id=”15578″]