FOB là gì? Điểm giống và khác nhau giữa FOB và CIF

615 - 09/11/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay việc trao đổi mua bán hàng hoá đang diễn ra thường xuyên giữa các nước trở nên phổ biến. Thế giới cũng đưa ra những bộ luật hay các chính sách liên quan đến việc mua và bán này, với mục đích tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho cả những nhà kinh doanh hay xuất nhập khẩu đẩy mạnh cán cân xuất nhập khẩu. Tuy nhiên không phải người trong ngành thì chưa chắc đã nẵm rõ về FOB là gì cũng như các kiến thức liên quan. Vậy bài viết này sẽ giải đáp một số thắc mắc bạn nhé!

FOB là một trong những điều khoản được sử dụng nhiều nhất trong xuất nhập khẩu

Fob là gì?

Để hiểu rõ về khái niệm FOB, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về Incoterms – viết tắt của “international commerce terms“, tức là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế liên quan đến điều kiện giao hàng hàng hóa. Incoterms thường bao gồm các điều khoản rõ ràng và quyền hạn trong hợp đồng thương mại.

FOB, viết tắt của “Free on Board”, là một trong những điều khoản trong Incoterms. FOB quy định rằng người bán hàng phải hoàn thành trách nhiệm của mình khi hàng hóa đã được xếp lên boong tàu tại cảng. Điều này có nghĩa là người bán chịu trách nhiệm cho hàng hóa cho đến khi chúng được giao cho người mua và tàu rời cảng. Do đó, trong trường hợp đơn hàng FOB, người bán sẽ chịu trách nhiệm cho hàng hóa cho đến khi chúng được giao cho người mua và tàu rời cảng. Điều này đặt ra một loạt các vấn đề về trách nhiệm và rủi ro tại nơi chuyển giao, đặc biệt là trên boong tàu.

Giá fob bao gồm những gì?

Giá fob hay còn gọi là free on board được biết chính là những giá tại các cửa khẩu bên nước ngoài của người bán. Giá Fob thường sẽ bao gồm hầu hết các toàn bộ những chi phí vận chuyển hàng hoá ra đến các cảng, thuế xuất khẩu và những loại thuế làm các thủ tục xuất khẩu. Đặc biệt giá fob thì thường không bao gồm chi phí đưa ra để thanh toán cho vận chuyển bằng đường biển và chi phí bảo hiểm.

Chẳng hạn như bạn mua hàng đến từ cảng phuket để nhập về Việt Nam thông qua cảng Hải Phòng, thì lúc  này bạn sẽ phải chịu hoàn toàn chi phí về các mức thanh toán vận chuyển hàng cũng như các bảo hiểm cho hàng hoá.

Báo giá fob không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, hay phí bảo hiểm đường biển.

FOB trong incoterm 2020 quy định trách nhiệm người bán người mua rõ ràng

Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong hợp đồng Fob

1. Trách nhiệm của người mua trong hợp đồng FOB

  • Thanh toán tiền hàng theo điều khoản trong hợp đồng mua bán.
  • Chuẩn bị giấy phép xuất khẩu và hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định pháp luật.
  • Thanh toán chi phí vận chuyển hàng từ cảng xuất phát đến cảng đích, bao gồm cả vận chuyển nội địa nếu có.
  • Không bắt buộc mua bảo hiểm nếu không muốn.
  • Chịu rủi ro từ sau khi hàng được chuyển giao qua lan can tàu.
  • Nhận quyền sở hữu ngay sau khi hàng được bốc lên tàu.
  • Thông báo việc chất hàng lên tàu và cung cấp thông tin về tàu và cảng đích.
  • Cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng, thường là vận đơn.
  • Chịu chi phí phát sinh nếu hàng được kiểm tra bởi hải quan nước xuất khẩu.
  • Chi trả các chi phí phát sinh để có các chứng từ liên quan.

2. Trách nhiệm của người bán trong hợp đồng FOB

  • Giao hàng lên tàu tại cảng và cung cấp hoá đơn thương mại hoặc chứng từ tương đương.
  • Hoàn tất thủ tục xuất khẩu và cung cấp giấy phép xuất khẩu.
  • Chi phí và rủi ro từ kho nội địa đến cảng sẽ chịu đến khi hàng được chuyển giao qua lan can tàu.
  • Vận chuyển hàng từ cảng xuất phát và chi trả các chi phí liên quan đến việc chất hàng lên tàu.
  • Chuyển giao toàn bộ chi phí cho người mua sau khi hàng được chất lên tàu, bao gồm cả chi phí hải quan, thuế và các khoản phí.
  • Thông báo việc chuyển giao hàng qua lan can tàu.
  • Cung cấp chứng từ vận chuyển hàng từ kho đến cảng.
  • Chi trả toàn bộ chi phí kiểm tra và quản lý chất lượng hàng hóa.
  • Hỗ trợ thông tin và chứng từ cần thiết cho việc vận chuyển và giao hàng.
  • Người mua phải chi trả tất cả các chi phí phát sinh để có được các chứng từ liên quan.
Top Cargo hướng dẫn cách so sánh điểm giống và khác nhau giữa FOB và CIF

Phân biệt giữa hai thuật ngữ Fob và Cif

Điều kiện FOB và điều kiện CIF rất dễ nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên mỗi điều kiện sẽ có những điểm khác và chỉ thích hợp sử dụng với một mục đích nhất định. Để tránh nhầm lẫn hai điều kiện này sau đây là những điểm giống nhau và khác nhau:

1. Điểm giống nhau

Cả hai điều là điều kiện trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ, và đây là hai điều kiện thường xuyên sử dụng.

Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng xếp hàng (cảng đi). Người bán đều có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu và người mua là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.

2. Điểm khác nhau

Về điều kiện thể hiện trong Incoterms:

  • Điều kiện giao hàng FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu.
  • Điều kiện giao hàng CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.

Về bảo hiểm:

  • FOB người bán không phải mua bảo hiểm.
  • CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu. Thông thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá.

Trách nhiệm vận tải thuê tàu:

  • FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu.
  • CIF – người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.

Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ:

  • FOB – người bán (seller) giao hàng đến lan can tàu cảng bốc hàng là đã hết trách nhiệm, rủi ro được chuyển qua người mua (buyer). Người bán không cần phải thuê tàu, không cần phải mua bảo hiểm. Cấu trúc tên gọi FOB + Cảng Xếp Hàng.
  • CIF – người bán (seller) mua bảo hiểm cho lô hàng, vị trí chuyển rủi ro tại lan can tàu. Tuy nhiên vị trí cuối cùng để người bán hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng. Cấu trúc tên gọi CIF + Cảng Đến.

>> Xem thêm: CIF là gì? Đặc điểm chi tiết của điều kiện CIF trong Incoterm

Bài viết trên đã cung cấp khá đầy đủ các thông tin liên quan đến fob là gì và những kiến thức liên quan. Bạn là người nhận hàng hay người mua hàng cũng nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi thực hiện các ký kết thỏa thuận. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích, đừng quên theo dõi Top Cargo để cập nhật nhiều thông trong bài viết mới nhất tiếp theo.