Khu phi thuế quan là gì? Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến khu phi thuế quan

616 - 05/01/2023
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trong lĩnh vực thương mại Quốc tế, khái niệm “thuế quan” được sử dụng khá nhiều, nhất là khi Việt Nam đã chính thức tham gia vào WTO và nhiều Hiệp định thương mại. Vậy khu phi thuế quan là gì, có vai trò thế nào, danh sách các khu vực khu phi thuế quan tại Việt Nam cùng mặt ưu nhược điểm ra sao…? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung đó trong phần tiếp theo.

Khu phi thuế quan là gì?

Khu phi thuế quan là một vùng địa lý có ranh giới xác định, thường được phân biệt với lãnh thổ bên ngoài bằng các biện pháp như hàng rào, cổng, hoặc các cơ sở kiểm soát. Những biện pháp này đảm bảo sự kiểm soát của các cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng liên quan. Thường có cơ quan Hải quan đặc trách giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện khi ra vào khu vực này.

Khu phi thuế quan là gì?

Vai trò của các khu phi thuế quan

Việc thành lập khu phi thuế quan đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động thương mại. Dưới đây là một số lợi ích mà các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan được hưởng:

  • Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Ưu đãi về thuế thu nhập đối với người lao động Việt Nam và chuyên gia nước ngoài trực tiếp làm việc, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu.
  • Hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài không chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Hàng hóa, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu không chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa các khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu với nhau không chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.

Những đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan

Các đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm:

  • Thương nhân Việt Nam;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

(Tham khảo Điều 5 của Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, được ban hành kèm theo Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg).

Danh sách các khu phi thuế quan

Danh sách khu phi thuế quan tại Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam, các khu phi thuế quan được pháp luật quản lý chặt chẽ và được liệt kê cụ thể trong Quyết định 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC. Dưới đây là một số khu phi thuế quan phổ biến tại Việt Nam:

1. Khu phi thuế quan thông thường

  • Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
  • Kho bảo thuế, khu bảo thuế.
  • Khu kinh tế thương mại đặc biệt.
  • Khu thương mại – công nghiệp.
  • Các khu kinh tế khác được quy định trong Quyết định 100/2009/QĐ-TTg.

2. Khu thuế quan là khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu

  • Khu bảo thuế.
  • Khu kinh tế thương mại đặc biệt.
  • Khu thương mại công nghiệp.
  • Khu thương mại tự do.
  • Các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Các khu phi thuế quan này có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa bên ngoài, chủ yếu là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Những điểm cần lưu ý trong khu phi thuế quan

Ưu nhược điểm của khu phi thuế quan

1. Ưu điểm của khu phi thuế quan

Khu phí thuế quan mang lại một số ưu điểm: 

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và sản xuất kinh doanh: Khu phi thuế quan cung cấp một môi trường thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và sản phẩm, cũng như cho hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại tại các khu vực kinh tế và cửa khẩu. Điều này giúp tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Giao lưu và hội nhập hàng hóa và sản phẩm: Khu phi thuế quan trở thành điểm gặp gỡ và trao đổi hàng hóa giữa các thị trường trong nước và quốc tế. Điều này tạo ra cơ hội cho việc giao lưu văn hóa, hội nhập kinh tế và phát triển doanh nghiệp.

Ưu đãi về thuế thu nhập: Các doanh nghiệp hoạt động trong khu phi thuế quan thường được hưởng nhiều ưu đãi liên quan đến thuế thu nhập, giúp tăng cường cạnh tranh và thu hút đầu tư.

Tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực: Việc hoạt động của các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều người lao động, đồng thời cung cấp cơ hội đào tạo về kỹ thuật và kỹ năng cần thiết, giúp nâng cao trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực.

2. Nhược điểm của khu phi thuế quan

Ngoài những ưu điểm kể trên thì khu phi thuế quan còn tồn tại một số nhược điểm sau:

Vấn đề quản lý con người và hàng hóa: Do quy mô lớn và tính phức tạp của hoạt động trong khu phi thuế quan, có nguy cơ xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến quản lý con người và hàng hóa. Điều này có thể dẫn đến việc lợi dụng khu vực này để đưa hàng hóa không đạt chuẩn hoặc không đáp ứng các yêu cầu vào nước.

Ảnh hưởng đến thị trường trong nước: Chính sách ưu đãi đối với khu vực phi thuế quan có thể tạo ra sự ảnh hưởng tương đối đến thị trường trong nước. Nếu quản lý không được thực hiện nghiêm túc, có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong cạnh tranh và phát triển.

>> Tham khảo thêm: 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số những thông tin liên quan đến khu phi thuế quan là gì. Hãy theo dõi bài viết và website của Topcargo để biết thêm nhiều kiến thông bổ ích liên quan đến ngành xuất nhập khẩu nhé!