Ngành Logistics là gì- Tầm quan trọng & ý nghĩa của Logistic

579 - 03/01/2023
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay logistic đang là một trong những  lĩnh vực kinh doanh vô cùng nổi bật trong  xuất nhập khẩu. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự hiểu về ngành logistics là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Topcargo để biết thêm về logistics nhé!

Ngành logistics là gì?

Logistic là gì?

Logistic là gì?

Logistic được biết đến là một quá trình lên và lập kế hoạch và thực hiện việc vận chuyển, lưu trữ những hàng hóa một cách hiệu quả từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu chính của logistic chính là đáp ứng những yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời mang lại những hiệu quả về chi phí. Nói một cách dễ hiểu thì chúng sẽ bảo đảm được vòng đời của những sản phẩm và hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

Trên thực tế thì logistic giữ vai trò chiến lược trong việc tối ưu hóa lợi nhuận doanh nghiệp.  Vì vậy nếu như logistic được thực hiện một cách tốt thì các doanh nghiệp sẽ được tối ưu hóa được hầu hết các chi phí vận chuyển cũng như giảm giá thành sản phẩm, từ đó đẩy mạnh sức cạnh tranh thông qua những lợi thế giao hàng nhanh. Cũng vì những lý do trên mà rất nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào những chuỗi cung ứng logistic.

Sở dĩ mà định nghĩa Oxford ra đời là bởi vì  logistic được đa số mọi người cho rằng xuất phát từ chữ logistique có trong tiếng Pháp, được xuất hiện lần đầu trong quyển “Nghệ thuật chiến tranh” của Baron Henri – đây chính là tướng quân dưới trướng Napoleon.

Đến sau này thì ngành dịch vụ và  sản xuất mới mượn cụm từ logistics và sử dụng thuật ngữ logistic kinh doanh.

Nguồn gốc của chữ logistic: Theo từ điển Oxford bản gốc thì logistic được biết là một nhánh của ngành khoa học quân sự, liên quan đến những hoạt động như thua mua, bảo dưỡng hay vận chuyển vật chất, nhân sự và phương tiện

Logistic quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

  • Đối với các doanh nghiệp có thể nói logistic đóng một vai trò rất quan trọng và to lớn khi chúng giải quyết được cả đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp rất hiệu quả. 
  • Có một số doanh nghiệp đã gây dựng được tiếng vang lẫn sự thành công nhờ vào chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn. Tuy nhiên cũng có một số những doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi chọn sai vị trí, nguồn tài nguyên cung cấp sai, tổ chức các hoạt động vận chuyển không mang lại hiệu quả.

Đối với tổ chức quốc tế thì logistic là gì?

Dựa theo định nghĩa của CSCMP – viết tắt của Hội đồng chuyên gia quản lý Logistic: quản lý logistic là một phần của quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên thì quản lý logistic sẽ luôn hướng tới sự hiệu quả của chuỗi hàng hóa và dịch vụ hay thông tin trên cả hai chiều, từ những nhà sản xuất tới người tiêu dùng và chiều hướng ngược lại.

Để có thể thực hiện và làm được điều này những chuyên gia quản lý logistic phải tiến hành các hoạch định, thực thi cũng như quản lý mọi hoạt động từ nơi đầu tiên đến nơi cuối cùng với mục tiêu cao nhất nhằm đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng.

Logistic có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh?

Chuỗi cung ứng trong kinh doanh

Chuỗi cung ứng trong kinh doanh

Trên thực tế dù những doanh nghiệp có tập trung và có sự đầu tư vào thiết kế hay sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng tốt đến mấy đi chăng nữa nếu chẳng may những sản phẩm hay dịch vụ đó không được đến được với khách hàng đúng nơi và đúng thời điểm thì doanh nghiệp đó cũng sẽ thất bại. Và đây chính là ý nghĩa cũng như tầm quan trọng mà logistic mang lại trong kinh doanh/.

Tuy nhiên đó mới là bề nổi mà thôi, theo định nghĩa thì logistic sẽ xuất hiện từ đầu tới cuối một chuỗi cung ứng nào đó, chính vì vậy mà có thể nói nguyên liệu được mua và vận chuyển hay lưu trữ cho đến kho đưa vào sử dụng càng mang lại hiệu  quả thì những doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao. Một lưu ý chính là các hoạt động điều phối nguồn lực để cung cấp hay sử dụng kịp thời nguyên liệu có sẵn cũng sẽ là yếu tố sống còn.

Về bên khách hàng nếu như sản phẩm hay dịch vụ đó được sản xuất đúng hạn nhưng vận chuyển lại không đến tay khách kịp thời thì sẽ lúc này sự hài lòng bị giảm sút, điều này có tác động không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một số công việc trong ngành logistic

Có thể nói hiện nay ngành logistic đang bị thiếu hụt trầm trọng bởi vì số lượng sinh viên đang theo học ngành này là rất ít. Dưới đây là một số công việc khá hấp dẫn trong ngành logistic:

Sale logistic – nhân viên kinh doanh logistic

Sale logistic gặp gỡ và trao đổi với khách hàng

Sale logistic gặp gỡ và trao đổi với khách hàng

  • Nhiệm vụ chính là  bán hàng và các sản phẩm được mang ra bán ở đây chính là dịch vụ vận chuyển.
  • Các bộ phận sale hay những nhân viên sale có đặc thù chính là luôn phải tiếp xúc với khách hàng chính vì vậy nên họ phải biết cách làm thế nào để có thể tiếp cận được và thúc đẩy hành vi sử dụng dịch vụ của mình.
  • Công việc cụ thể: lên danh sách và tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực cụ thể chính là OCE, Air, các vận tải nội địa,… Tiếp cận trực tiếp khách hàng và thực hiện tư vấn khách hàng như chào giá cả, phác họa hợp đồng, ký kết hợp đồng,… Thường xuyên chăm sóc khách hàng và các đối tác của mình,…
  • Những kiến thức và kỹ năng cần có: các kiến thức cơ bản về sales, xử lý tình huống cũng như giao tiếp tốt,…

Nhân viên bên chứng từ

Nhân viên chứng từ phải có trình độ chuyên môn

Nhân viên chứng từ phải có trình độ chuyên môn

  • Yêu cầu khá đơn giản nhưng phải có ngoại ngữ cùng trinh độ chuyên môn liên quan đến ngành.
  • Chức năng chính là: tiến hành một số nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng nhập hay xuất khẩu được chở trên tàu. Bộ phận này lúc nào cũng cần có sự chính xác và bảo mật cao về khách hàng và thông tin liên quan.
  • Công việc cụ thể: soạn thảo một số giấy tờ, đàm phán và đưa ra điều kiện cũng như điều khoản về hợp đồng xuất nhập khẩu, nhớ kiểm tra các chứng từ đó có hợp lệ hay không, chuẩn bị bộ hồ sơ cho việc thông quan, giải quyết một số vấn đề nếu chẳng may bị phát sinh,…
  • Kỹ năng cần thiết: có sự am hiểu và chuyên môn liên quan đến thủ tục hải  quan, giao nhận hàng hóa,…

Nhân viên thu mua

Hình ảnh về nhân viên thu mua

Hình ảnh về nhân viên thu mua

  • Được biết đây là nghề có tính học hỏi khá cao vì bắt buộc nhân viên phải cập nhật tình hình giá cả mới và nhanh nhất.
  • Tóm lại thì nhân viên thu mua sẽ phải luôn đảm bảo rằng những nguyên liệu, quy trình và phải cung cấp các nhà cung cấp uy tín.
  • Công việc phải thực hiện: liên hệ với các hãng tàu sau đó thực hiện booking vận chuyển về các cảng, thanh toán quốc tế,….

Tổng kết

Logistic quả là một lĩnh vực khá hot hiện nay. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến logistic là gì. Hy vọng bạn đọc có thể các kiến thức bổ ích Hãy nhớ theo dõi các bài viết trên website của Topcargo nhé!