Nguyên nhân Giá gạo Xuất khẩu tăng cao là do đâu?

471 - 08/08/2023
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Gần đây, thông tin về sự tăng giá nhanh chóng của gạo xuất khẩu đã mang lại niềm vui cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đằng sau sự tăng giá đó, cũng tồn tại nhiều vấn đề tiềm ẩn. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân giá gạo xuất khẩu tăng. Cũng như cập nhật thông tin chi tiết về tình hình giá gạo xuất khẩu hiện nay.

Có nhiều nguyên nhân khiến giá gạo xuất khẩu tăng cao

Tình hình Xuất khẩu Gạo 

Trong năm 2023, Việt Nam đã thiết lập một kỷ lục mới về xuất khẩu gạo, với sản lượng và năng suất tăng lên đáng kể, đạt mức kim ngạch xuất khẩu 4,78 tỉ USD, tăng 36,6% so với năm trước. Thông tin này được công bố tại Hội nghị quốc tế dành cho cộng đồng thương mại gạo toàn cầu, diễn ra tại Đà Nẵng vào chiều 6-3.

Con số này tăng 36,6% so với năm trước, mức xuất khẩu cao nhất trong nhiều năm của ngành lúa gạo Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 1 đã đạt 362 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, theo nhiều dự báo, giá gạo sẽ còn tăng trong năm 2024 do nguồn cung bị thắt chặt.

Ngoài ra, Việt Nam được xem là một trong 03 quốc gia lớn nhất thế giới về xuất khẩu gạo, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu. Do đó, mọi biến động về chính sách, cung cầu và giá cả của các quốc gia tiêu thụ gạo trên thế giới đều có tác động trực tiếp đến ngành công nghiệp gạo của Việt Nam.

Vậy, nguyên nhân khiến giá gạo tăng cao là do đâu? Khu vực nào nhập khẩu gạo của Việt Nam có tỷ lệ cao nhất và định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo sắp tới là gì? Hãy cùng Top Cargo làm rõ ngay nhé!

Báo cáo xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2024

1. Khu vực Nhập khẩu Gạo của Việt Nam nhiều nhất

Trong một số thị trường truyền thống như các quốc gia trong khu vực Châu Á, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể tại khu vực Châu Phi và Châu Âu. Các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới đã được triển khai, mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Philippines vẫn là khách hàng lớn nhất, đạt gần 1,23 tỷ USD, tăng 16%, chiếm 38,9% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 452 triệu USD, tăng 67,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoài 2 quốc gia trên, Indonesia từ vị trí thứ 8 vươn lên top 3 quốc gia mua gạo Việt với mức tăng trưởng kỷ lục. 8 tháng qua, quốc gia này nhập 718.266 tấn gạo, đạt 361,2 triệu USD, tăng 1.505%.

Tháng 1/2024, hoạt động xuất khẩu gạo đã cho thấy những tín hiệu khởi sắc. Theo ước tính sơ bộ của Bộ Công Thương, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường với khối lượng trên 512.000 tấn, trị giá 362 triệu USD trong tháng 1/2024, tăng 42,8% về lượng và tăng tới 94,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Tham khảo: Xuất khẩu Nông sản sang Trung Quốc cần lưu ý gì?

2. Định hướng Phát triển thị trường Xuất khẩu Gạo

Chúng tôi tiếp tục theo dõi cẩn thận tình hình thị trường gạo thế giới và đang tăng cường sự linh hoạt trong tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại. Chúng tôi đặt nặng vào việc kết hợp giữa phương thức truyền thống và trực tuyến để tăng cường quan hệ thương mại với các thị trường truyền thống như Indonesia, châu Phi, và Trung Quốc.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tập trung vào việc nâng cao năng lực và phát triển chuỗi cung ứng thông qua việc hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, cũng như giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.

Chúng tôi cũng đang hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội Lương thực Việt Nam để tăng cường thông tin và nhận thức của các doanh nhân về các quy định trong các Hiệp định thương mại tự do mới, cũng như các Hiệp định song phương, nhằm tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan dành cho gạo của Việt Nam.

Hướng đi nào để doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành công?

Nguyên nhân Giá gạo xuất khẩu tăng cao là gì?

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp nguyên nhân khiến giá gạo tăng vọt ngày càng cao là do chất lượng  Ở Việt Nam. Cụ thể:

Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã công bố kế hoạch gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo vào tháng 10, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, không có thông báo mới nào được đưa ra. Thậm chí, có khả năng lệnh cấm sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tháng 2/2024. Do đó, thế giới đang phải đối mặt với việc thiếu hụt tới 40% nguồn cung gạo từ Ấn Độ.

Ngoài ra, Indonesia, Trung Quốc và Philippines vẫn duy trì nhu cầu mua gạo để dự trữ cao. Theo các số liệu xuất khẩu từ các doanh nghiệp, Indonesia vẫn tiếp tục mua gạo từ Việt Nam với mức giá trên 650 USD/tấn.

1. Giá gạo xuất khẩu tăng cao do Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non Basmati

Ấn Độ, một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo, đã đưa ra chính sách mới cấm xuất khẩu gạo non Basmati. Biện pháp này đang gây ra những tác động lớn đối với giá cả gạo xuất khẩu của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm này, giá của gạo tấm Việt Nam, có độ vỡ 5%, đã tăng lên 25 USD/tấn.

2. Giá thóc nội địa tăng

Theo công bố mới nhất của Bộ Tài chính về giá mua thóc định hướng vụ Hè Thu 2023 tăng 692 đồng/kg, cụ thể giá thóc bình quân vụ Hè Thu 2023 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giao động ở mức 4.708 đồng/kg. Giá thóc tăng cũng đã làm giá gạo nội địa tăng trong khoảng 850 – 940 đồng/kg.

3. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao tại một số thị trường

Nguyên nhân khiến giá gạo tăng cao chủ yếu là kết quả của sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là trong quý II vừa qua. Một ví dụ điển hình là khi Indonesia thông báo kế hoạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, trong khi đó, Philippines cũng tăng lượng gạo nhập khẩu nhằm kiềm chế lạm phát trong nước. So với cùng kỳ năm trước, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu tăng cao hơn nhiều.

>> Xem thêm: Giá gỗ keo mới mất 2024 đối với ngành xuất nhập khẩu

Mặc dù sức tiêu thụ tăng lên, nhưng nguồn cung gạo toàn cầu đang giảm do tác động của biến đổi khí hậu tại một số khu vực sản xuất. Điều này đã góp phần khiến giá gạo xuất khẩu tăng mạnh, vượt qua mức kỷ lục hiện nay.

Mong rằng với những nội dung mà Top Cargo chia sẻ. Đã hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trong việc hiểu rõ tình hình gạo thế giới. Từ đó có thể đề xuất các chính sách kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường một cách kịp thời.