Hiện nay các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa bằng con đường biển đều sẽ phát sinh ra những loại phí khác nhau và phí lss là một trong những loại phí đó. Vậy phí lss là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến phí lss là gì nhé! Cùng theo dõi bài viết này để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé!
Phí lss là gì?
Phí lss là gì?
Lss được viết tắt từ cụm từ low sulphur surcharge, là một loại phụ phí nhiên liệu hay phụ phí giảm thải lưu huỳnh, chúng được áp dụng trong vận tải con đường biển. Mức thu này sẽ có sự thay đổi theo hãng tàu và các tuyến đường vận chuyển có độ dài hay ngắn khác nhau. Ngoài ra lss còn được biết đến với tên gọi khác chính là LSF – low sulfur fuel surcharge.
Hiện nay các con tàu thương mại đều sử dụng rất nhiều hàm lượng lưu huỳnh cao việc này gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh. Vậy nên từ năm 1960, IMO đã cho ra đời rất nhiều những loại phí nhằm mục đích giảm thiểu đi việc ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Một số những loại phí liên quan đến việc vận tải con đường biển
Những hàng tàu khác nhau đã gọi những loại phí này theo những cái tên khác nhau:
- LSS được gọi là phụ phí lưu huỳnh thấp.
- GFS được gọi là phụ phí về nhiên liệu xanh.
- ECA được gọi là phụ phí cho các khu vực kiểm soát khí thải.
- LSF được gọi là phụ phí cho nhiên liệu lưu huỳnh thấp.
Các hãng tàu hiện nay chỉ được sử dụng với nhiên liệu không được chứa 0,1 % lưu huỳnh qua các khu vực kiểm soát lưu huỳnh.
Tại sao lại có loại phí lss?
Phí lss bảo vệ môi trường
Việc phí lss ra đời để chúng ta có thể bảo vệ môi trường thì chắc chắn chúng ta phải sử dụng những loại nhiên liệu tốt và sạch với môi trường. Tuy nhiên chúng ta sẽ tốn kha khá chi phí để xử lý cũng như làm sạch được nhiên liệu trước khi đưa vào sử dụng. Vì vậy để bù đắp thêm cho khoản chi phí này thì thông thường các hãng tàu sẽ phải nộp thêm một khoản chi phí khác nhằm mục đích để giảm thải lưu huỳnh ra bên ngoài. Phí này ở đây chính là lss, được áp dụng từ năm 2015.
Bạn đọc tham khảo thêm:
FOB Là Gì-Tổng Hợp Các Thông Tin Từ A đến Z về FOB
Thanh toán TT là gì? Những kiến thức xoay quanh đến thanh toán TT mà bạn cần biết
Phí lss thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu hay xuất khẩu?
Phí lss được áp dụng cả hai loại xuất nhập khẩu
- Trên thực tế thì phí lss được áp dụng cả hai loại xuất khẩu và nhập khẩu, vì vậy dù là tàu đi chuyến nào thì vẫn phải chịu loại phí này. Tùy thuộc vào mức độ mà bạn có thể phải chịu những mức độ chi phí khác nhau dựa trên quãng đường vận chuyển.
- Hiện nay đối với những lô hàng nhập khẩu mà sở hữu 20 container thì đa số sẽ phải chịu chi phí trung bình lên đến khoảng 40 đô la. Đối với số lượng cont từ 20-4- cont thì sẽ phải chịu chi phí là 80 đô la. Đôi khi có nhiều người bị nhầm lẫn phí này nằm trong chi phí vận tải, nhưng trên thực tế chúng có sự tách biệt rõ ràng.
- Lưu ý đối với những cước hàng lẻ hay khi thấy khách không có báo giá lss nghĩa là lss đã được cộng dồn vào phụ phí điều chỉnh giá nguyên liệu xăng hay dầu sử dụng.
Những biện pháp đáp ứng đủ những tiêu chí lss
Trên thực tế có một số biện pháp được áp dụng giúp ích cho những doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được tiêu chí của phí lss:
- Sử dụng những loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh khá thấp, với trường hợp này nhiên liệu sẽ không cần phải xử lý lưu huỳnh ra môi trường nên được giảm đi chi phí đó. Hiện nay các hãng tàu rất nhiều nhưng họ chủ yếu sử dụng khí đốt làm cho hàm lượng khí đốt thải oxit lưu huỳnh không mấy đáng kể ( đã được tổ chức IMO công nhận). Một số nhiên liệu có thể thay thế chẳng hạn như methanol cũng là một loại khá khả quan.
- Luôn sử dụng những hệ thống làm sạch khí thải hay máy lọc khí nhằm mục đích xử lý khí thải lưu huỳnh. Thì khi sử dụng những nhiên liệu này trong quá trình vận chuyển khiến cho khí thải thả ra với hàm lượng lưu huỳnh rất thấp.
Sự thay đổi về mức giới hạn hàm lượng lưu huỳnh hiện nay
Quy định mới về phụ phí lss
Hiện nay để giảm tải đi vấn đề thải lưu huỳnh ra bên ngoài môi trường và đường biển, Tổ chức hàng hải thế giới kể từ ngày 1/1/2020 do IMO đã đưa ra ban hành về quy định việc thay đổi giới hạn của hàm lượng lưu huỳnh. Trước đó từ mức là mức 3,5% m/m sẽ giảm xuống 0,5% m/m, nghĩa là những con tàu hay bất kỳ phương tiện vận chuyển nào cũng đều phải tuân thủ hàm lượng lưu huỳnh với mức 0,5%.
Với điều kiện thay đổi trên là hoàn toàn hợp lý với tình hình hiện nay bởi một số yếu tố có tác động đến biến đổi khí hậu của trái đất.
Phí lss có những đặc điểm nào nên được lưu ý?
Nên đưa ra mức phí lss khi ký kết hợp đồng
Topcargo sẽ chỉ ra cho bạn một số những lưu ý liên quan đến phí lss mà bạn cần biết:
- Đối với doanh nghiệp khi thực hiện ký kết hợp đồng cần đưa ra những quy định liên quan đến phụ phí sẽ do bên nào chi trả. Được ghi rõ trên hợp đồng để không tránh rắc rối về sau.
- Những con tàu tham gia vào vận chuyển đường biển bắt đầu từ 1/1/2020 chỉ được dùng nhiên liệu lưu huỳnh ở mức 0,5%.
- 11/2019 hãng tàu sẽ đưa ra thông báo về thu phụ phí lss, những doanh nghiệp nên tuân theo và thể hiện sự đồng tình đối với những quy định đó.
Phí lss có được kê khai trên giá trị tính thuế hay không?
Dưới đây là một số luật pháp cụ thể liên quan đến phí lss mà bạn cần biết:
- Theo thông tư số 39/2015/TT-BTC vào ngày 25/3/2015, thông tư số 60/2019/TT-BTC vào ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính thì khoản phụ phí LSS là khoản sẽ phải cộng vào trị giá tính thuế đối với trường hợp nhà nhập khẩu phải thực hiện thanh toán phụ phí này cho hãng tàu. Các nội dung này cũng đã được tổng cục Hải quan hướng dẫn tại công văn số 2008/TCHQ-TXNK ngày 27/3/2020.
- Theo điều 13 khoản 2 mục G Thông tư số 39/2015/TT-BTC vào ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì các doanh nghiệp khi thực hiện kê khai vào tiêu chí các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch: “phí vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu”.
- Còn đối với hãng tàu hay người vận chuyển hàng hóa không thực hiện thu khoản phí lss thì các doanh nghiệp không cần thực hiện kê khai.
Một số biện pháp giúp đáp ứng được tiêu chuẩn cho giới hạn mới
Dưới đây là một số biện pháp cụ thể mà bạn nên biết:
- Những con tàu vận chuyển có thể luôn đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn mới bằng việc sử dụng nhiên liệu lưu huỳnh thấp.
- IMO đã công nhận trong bộ luật quốc tế về luật sử dụng nhiên liệu được áp dụng vào năm 2015, thì những loại nhiên liệu được trên được cho là loại thay thế methanol và đang được sử dụng nhiều nhất trên một số dịch vụ vận tải.
- Những yêu cầu về phát thải oxit lưu huỳnh có thể được các con tàu đáp ứng bằng cách sử dụng những phương pháp tương đương đã phê duyệt.
Tổng kết
Phí lss là một loại phụ phí không thể thiếu trong ngành xuất nhập khẩu, vì vậy người làm trong ngành xuất nhập khẩu nên biết và nắm rõ. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến phí lss trong ngành xuất nhập khẩu. Hãy theo dõi bài viết và website của Topcargo để biết thêm nhiều kiến thức liên quan đến ngành xuất nhập khẩu nhé!
[block id=”15578″]