VGM là gì? Tìm hiểu vgm trong ngành xuất nhập khẩu

510 - 15/12/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

VGM là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa? Mục đích của chứng từ này, và cách thức khai báo như thế nào? Hãy cùng Top Cargo làm rõ ngay trong bài viết này nhé!

VGM là gì?

VGM là viết tắt của Verified Gross Mass, có nghĩa là Tổng khối lượng đã xác minh. Đây là một quy định nghiêm ngặt trong Công ước An toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS), được thực hiện bởi Ủy ban An toàn hàng hải Hàng hải Quốc tế của Liên hợp quốc.

VGM là tổng khối lượng của hàng hóa, vật kê lót cộng với bì trọng lượng của tàu chứa container. Mục đích chính của VGM là bảo vệ tính mạng của thuyền viên và ngăn ngừa tai nạn. Do đó, quy định yêu cầu rằng trọng lượng tổng cộng của container phải được xác định và thông báo trước khi bốc xếp lên tàu.

VGM là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Tại sao phải thực hiện khai báo vgm?

Hàng hóa xuất khẩu cần khai báo VGM vì liên quan chặt chẽ đến Công ước SOLAS về an toàn trên biển. Công ước SOLAS quy định mọi khía cạnh liên quan đến an toàn trên tàu, từ trang thiết bị đến sắp xếp hàng hóa. Trước khi đưa hàng lên tàu, trọng lượng của hàng hóa cần được xác định thông qua phiếu cân VGM. Điều này giúp hãng tàu sắp xếp hàng hóa một cách hợp lý, tránh tình trạng mất cân bằng ở các phần của tàu, có thể gây nguy hiểm.

Nếu không biết trước trọng lượng của hàng hóa trong container, việc kiểm soát trọng lượng trên tàu sẽ trở nên khó khăn. Do đó, phiếu cân VGM đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu.

Trách nhiệm trong việc xác định và lập VGM thuộc về người gửi hàng (shipper) theo thông tin trên vận đơn của hãng tàu (the Ocean Carrier Bill of Lading). Người gửi hàng phải cung cấp VGM cho hãng tàu hoặc tại cảng theo quy định của SOLAS và trong thời hạn được xác định trên booking. Nếu trọng lượng VGM vượt quá quy định, container sẽ không được phép lên tàu. Trong trường hợp người gửi hàng không cung cấp hoặc khai báo sai trọng lượng container, mọi chi phí phát sinh sẽ do họ chịu trách nhiệm.

>> Xem thêm: PO là gì? 5 dạng PO phổ biến hiện nay

Tầm quan trọng của VGM trong hoạt động giao thương

Hướng dẫn cách tính VGM

Để tính VGM, có 2 phương pháp như sau:

  • Cách 1: Cân toàn bộ lượng hàng trước khi đóng vào container, sau đó cộng thêm trọng lượng vỏ container. Kết quả sẽ là số liệu cần thiết.
  • Cách 2: Cân cả xe container hàng, sau đó cân xe mà không có container hàng (sau khi đã hạ container tại cảng). Số liệu được thu được sau khi trừ đi sẽ cho biết trọng lượng của container hàng.

Tất nhiên, để đảm bảo tính chính xác, địa điểm cân phải được thực hiện một cách khách quan và trung thực. Về sai số, VGM cho phép một mức độ nhất định, tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể. Ở một số quốc gia, sai số được phép là dưới 5% của trọng lượng hàng hóa.

Top Cargo hướng dẫn cách khai báo vgm đạt chuẩn mới nhất

Nội dung được thể hiện trên chứng từ VGM

Thông tin của người gửi hàng (Shipper) bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax nếu có.

Các thông số của container như số container, loại container, khối lượng, kích thước, chứa được khối lượng lớn nhất là bao nhiêu,…

Bản cam kết của người gửi hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu được viết bên trên phiếu VGM.

Thời hạn gửi thông tin VGM tới hãng tàu.

VGM Cut off time (hạn trình VGM cho hãng tàu hay cảng) sẽ được xác định trên booking confirmed.

>> Xem thêm: CO là gì? Những kiến thức xoay quanh CO có thể bạn chưa biết

Cách điền nội dung trong phiếu VGM

Trong phiếu VGM, có một số thông tin quan trọng cần lưu ý điền chính xác:

Khối lượng sử dụng lớn nhất (Max Gross Mass): Đây là khối lượng tối đa được phép cho container đã đóng hàng. Thông thường, thông tin này được quy định rõ trên cửa container và bảng CSC. Để tránh hiểu nhầm, từ tiếng Anh “Max Gross Mass” có thể được sử dụng để đồng bộ và dễ hiểu hơn với khối lượng trong cột tiếp theo.

Xác nhận khối lượng toàn bộ (Verified Gross Mass): Đây là tổng khối lượng thực tế của toàn bộ container sau khi đã đóng hàng. Bao gồm trọng lượng rỗng của vỏ container (Tare Weight – được ghi rõ trên cửa container), khối lượng của hàng hóa và vật liệu chèn lót, và bất kỳ thứ gì khác có trong container đó.

Tên đơn vị và địa chỉ cân: Đây là thông tin về chủ hàng (nếu tự cân) hoặc đơn vị cân (nếu thuê ngoài).

Sau khi điền các thông tin này theo mẫu, chủ hàng cần ký và đóng dấu trên phiếu VGM trước khi nộp cho hãng tàu hoặc cảng theo chỉ định của hãng tàu.

Như vậy, Top Cargo mới vừa giải đáp cho bạn các nội dung liên quan đến VGM là gì? Cũng như cách tính và khai báo VGM”. Nếu bạn cần giải đáp thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu, liên hệ ngay chúng tôi để được giải đáp chi tiết và miễn phí nhé!