Tổng hợp các mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh năm 2024

587 - 17/04/2023
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Đẩy mạnh các mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh là một trọng điểm quan trọng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp. Nhằm tăng cường giá trị gia tăng và đạt được sự phát triển bền vững. Vậy thực trạng nông sản xuất khẩu hiện nay ra sao? Hãy cùng Top Cargo tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Thực trạng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta hiện nay

Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam

Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tăng mạnh vào tháng 1/2024, đạt 5,15 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tất cả các thị trường đều ghi nhận sự tăng trưởng, đặc biệt là khu vực châu Mỹ và châu Phi.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất cho nông sản của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23%, tăng 106,9%, theo sau là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Giá trị xuất siêu nông sản của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 1,43 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023, do việc nhập khẩu nông sản tăng cao.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, dự báo có thể vượt mốc 6 tỷ USD trong năm 2024, với Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2024 là 55 tỷ USD, với rau, quả, và gạo là những nhóm hàng chủ lực dự báo tăng trưởng mạnh.

Ngành rau quả của Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng 15-20% trong năm 2024, có thể vượt mốc 6 tỷ USD, nhờ vào nguồn lực lớn và tiềm năng phát triển còn nhiều.

Những thế mạnh xuất khẩu của nông sản Việt Nam

Việt Nam đã vươn lên là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Đặc biệt là các hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh như: rau quả, gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ. Những sản phẩm này đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao trên thị trường quốc tế mà còn giữ vững vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đã tích cực áp dụng khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm. Sự đổi mới trong quy trình sản xuất cũng như quản lý chuỗi cung ứng đã giúp các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế. Đặc biệt là các thị trường yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.

Trong giai đoạn từ 2017 đến 2024, gạo đã có tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,66%, trong khi sản phẩm gỗ và các sản phẩm từ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 15,88%. Thủy sản và cà phê cũng đều ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, lần lượt là 5,59% và 4,62%. Mặc dù vậy, rau quả và hạt điều lại có dấu hiệu giảm nhẹ với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là (-0,81)% và (-2,64)%.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Sau đây là top 10 loại nông sản xuất khẩu đầu tàu của Việt Nam sang thị trường Quốc tế. Hãy cùng chúng tôi nắm rõ tình hình phát triển của tuần loại nông sản này nhé!

1. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ

Đối với mặt hàng này nước ta trong năm 2022 đã đạt được 15,85 tỷ USD, vượt 3,8 % so với kế hoạch đã được đề ra và tăng 6,1% so với năm ngoái. Mặt hàng này chủ yếu được xuất đi các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Năm 2022 là một năm khó khăn với tất cả các ngành hàng nguyên nhân chủ yếu do lạm phát.

>> Tham khảo thông tin: Giá gỗ keo mới nhất 2024

Xuất khẩu mặt hàng gỗ

2. Xuất khẩu mặt hàng tôm 

Dựa trên số liệu và thông tin của bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn thì mặt hàng tôm được xuất khẩu đi và đạt mức kỷ lục với 4,33 tỷ USD. Có thể nói đây là mức đạt kỷ lục với một năm đầy những sóng gió do nhu cầu của thị trường thế giới sụt giảm do vấn đề lạm phát toàn cầu, xung đột Nga – Ukraine, vấn đề biến động tiền tệ,… rất nhiều vấn đề xảy ra.

Tôm là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng hàng top trong tổng kim ngạch xuất khẩu

3. Cà phê

Theo cục xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương thì xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 đạt được 1,62 triệu tấn tương đương với 3,94 tỷ USD. Riêng năm 2023 thị trường cà phê của toàn cầu phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao người tiêu dùng có xu hướng “thắt lưng bắt bụng” khiến số lượng tiêu thụ bị giảm mạnh không chỉ riêng gì mặt hàng cà phê. Tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu cà phê ở Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng mong đợi khi đã ghi nhận được mức tăng trưởng lên đến 2 con số so với năm 2021.

Được nhiều chuyên gia dự đoán thì mặt hàng cà phê ở Việt Nam trong năm 2024 sẽ được hưởng lợi khá nhiều vì khả năng phục hồi của nền kinh tế trong năm 2024.

Cơ hội xuất khẩu hạt cà phê sang thị trường Châu Phi NS-CP01-11D23

4. Xuất khẩu mặt hàng gạo

Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,2 triệu tấn, giảm 10,5% so với cùng kỳ, nhưng giá trị đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,1%. Dự kiến xuất khẩu gạo sẽ chậm lại do nguồn cung từ vụ Đông Xuân đã cạn kiệt. Tuy nhiên, triển vọng của ngành gạo vẫn được đánh giá là tích cực trong 6 tháng cuối năm. Điều này là do sản lượng gạo tại nhiều quốc gia sản xuất ở châu Á đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Dự báo này sẽ thúc đẩy nhu cầu và giá gạo trên thị trường quốc tế.

>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến giá gạo xuất khẩu tăng cao hiện nay

Cơ hội xuất khẩu gạo tấm sang thị trường Ai Cập NS-G01-23C23

5. Rau củ quả thuộc nhóm nông sản xuất khẩu

Dựa trên thống kê của Tổng cục Hải Quan kim ngạch về xuất khẩu rau quả ở Việt Nam trong năm 2023 đã đạt được 3,64 tỷ USD tuy nhiên con số này cho thấy giảm hơn so với năm 2021 6,6%. Hiện tại rau quả Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nhất ở 10 thị trường bao gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Lào. Và 10 thị trường nhập khẩu rau quả  lớn nhất ở Việt Nam chính là Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Myanmar,  Nam Phi, Hàn Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan.

6. Cao su

Theo thông tin từ bộ Công Thương dù năm 2022 chịu ảnh hưởng từ dịch Covid – 19 và kinh tế có nhiều khó khăn, tuy nhiên mặt hàng cao su xuất khẩu vẫn tăng trưởng rất khả quan. Theo ước tính năm 2023 thì trị giá của mặt hàng cao su đạt 3,31 tỷ USD. 

7. Hạt điều

Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 1,62 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ngành điều của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức lớn từ tình hình kinh tế và chính trị quốc tế, biến động tỷ giá, sự giảm tiêu dùng và sự tăng chi phí chế biến. Dự báo cho thị trường là nhu cầu tiêu thụ hạt điều vẫn chậm và giá bán khó có khả năng tăng.

Tổng hợp các mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh năm 2022
Hạt điều thuộc top những mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh

8. Cà phê

Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 2,41 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dự báo cho thời gian tới là xuất khẩu cà phê sẽ giảm đáng kể về lượng do diện tích canh tác cà phê giảm. Đồng thời, giá xuất khẩu cà phê có khả năng tiếp tục tăng do nguồn cung suy giảm, tạo áp lực lên giá trên thị trường quốc tế.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản ở Việt Nam

Một số chính sách hỗ xuất khẩu nông sản ở Việt Nam:

  • Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp – để nông nghiệp nước ta được phát triển một cách bền vững cũng như phát huy được các thế mạnh cạnh tranh thì vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp là rất cấp bách. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TT ngày 10/6/2013 đã xác định được định hướng tái cơ cấu đối với hầu hết các lĩnh vực cụ thể của ngành nông nghiệp.
  • Chính sách thuế, phí – dựa trên nghị định của nhà nước đã đưa ra cho phép các tổ chức tín dụng được cho vay mà không cần có tài sản đảm bảo tối đa 50 triệu đồng đối với những cá nhân. Hộ kinh doanh sẽ được tối đa 200 triệu đồng. Và HTX, chủ trang trại tối đa 500 triệu đồng.
  • Chính sách bảo hiểm – bởi vì việc kinh doanh nông nghiệp đa phần phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên chính vì vậy mà nhà nước đã đưa ra quyết định về vấn đề hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho các  hộ nông dân và những cá nhân  nghèo sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho các hộ nông dân và các cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho các hộ nông dân và cá nhân không thuộc diện hộ nghèo hay cận nghèo. Và cuối cùng hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho các tổ chức sản xuất nông nghiệp.
  • Chính sách  thu hút các vốn đầu tư vào nông nghiệp –  nhà nước đã đưa ra chính sách này nhằm mục đích thu hút được vốn đầu tư vào nông nghiệp. Hỗ trợ tín dụng, mua các sản phẩm máy móc và chế biến nông nghiệp. Dựa trên nghị định thì chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: miễn, giảm tiền sử dụng đất,…
  • Chính sách khuyến khích xuất khẩu – chính sách này thêm về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Trong đó cụ thể như sau: gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 36 tháng đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu.

Bài viết vừa cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến nông sản xuất khẩu ở Việt Nam. Hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích về ngành xuất nhập khẩu. Hãy theo dõi bài viết và website của Top Cargo để biết thêm nhiều kiến thức hơn nhé!