Giá than củi xuất khẩu [Cập nhật 2022]

3353 - 04/03/2022
|
4/5 - (4 bình chọn)
4/5 - (4 bình chọn)

Trong những năm gần đây, sản lượng than củi xuất khẩu của Việt Nam luôn đạt ở mức cao. Các quốc gia thường nhập than củi của Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước phương Tây và Ả Rập. Để biết giá than củi xuất khẩu hiện nay là bao nhiêu, thủ tục xuất khẩu than củi ra sao, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Top Cargo!

Than củi xuất khẩu, cung cấp than củi xuất khẩu

Xuất khẩu than củi sang thị trường Qatar
Xuất khẩu than củi sang thị trường Qatar

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng than củi ngày càng tăng trên khắp thế giới. Sản lượng than củi ở Việt Nam cũng rất lớn do nước ta có lượng củi rất dồi dào từ củi vườn đến củi rừng. Các nước trên thế giới tìm đến Việt Nam để nhập khẩu than củi đẹp, chất lượng và giá rẻ. Thị trường tiêu thụ than củi không chỉ gói gọn trong nước, mà còn phục vụ nhu cầu sử dụng của nhiều nước trên thế giới. Các đối tác điển hình có nhu cầu nhập khẩu than củi của Việt Nam trong nhiều năm qua bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước phương Tây, Ả Rập…

  • Nước có đường bờ biển nhiều, ẩm thực nướng phổ biến như: Nhật Bản và Hàn Quốc.
  • Các nước Trung Đông có khí hậu rất lạnh, cần sử dụng lượng than lớn để sưởi ấm như: Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ,…

Tiêu chuẩn than củi xuất khẩu

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2013/TT-BCT, để được xuất khẩu than, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) “Đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;

b) Có nguồn gốc hợp pháp như quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh than;

c) Các quy định khác (nếu có) theo sự điều hành của Chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu từng thời kỳ.”

Thủ tục xuất khẩu than

Các loại giấy tờ cần thiết

Xuất khẩu than củi cần thủ tục gì? Theo Điều 5 Thông tư số 15/2013/TT-BCT quy định về thủ tục xuất khẩu than:

1.“Doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu than, ngoài các chứng từ theo quy định của hải quan, cần phải xuất trình các loại giấy tờ sau:

a) Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô than xuất khẩu, do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn cấp;

b) Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu.

2. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu gồm:

a) Đối với doanh nghiệp khai thác than: Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;

b) Đối với doanh nghiệp chế biến than: Giấy chứng nhận đầu tư cơ sở chế biến than và Hợp đồng mua than có nguồn gốc hợp pháp để chế biến;

c) Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu than: Hợp đồng mua bán kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng ủy thác xuất khẩu than ký với doanh nghiệp nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản này; hoặc chứng từ hợp lệ mua than do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại.”

Thủ tục thông quan

Nếu lô hàng than xuất khẩu bị nghi vấn có cơ sở là không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BCT. Hải quan cửa khẩu có quyền không cho thông quan, lập biên bản và lấy lại mẫu than để kiểm tra.

Việc kiểm tra lô hàng do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra và phát hiện lô hàng không đạt tiêu chuẩn, khẳng định sự nghi vấn là có cơ sở thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành cũng như phải chịu các chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra xác định lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì doanh nghiệp xuất khẩu không cần trả phí thử nghiệm mà chi phí thử nghiệm sẽ do Hải quan cửa khẩu chịu.

Hồ sơ, thủ tục xuất khẩu than củi

Theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (tiếng Việt/tiếng Anh): Nộp 01 bản chính hoặc 01 bản sao. Doanh nghiệp lập hợp đồng mua bán hàng hóa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung.
  • Bản kê chi tiết hàng hóa nếu là trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 Bản chính.
  • Hóa đơn thương mại hoặc giấy tờ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 Bản chụp.
  • Giấy phép xuất khẩu than củi hoặc văn bản cho phép xuất khẩu than củi do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
  • Giấy chứng nhận kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 Bản chính.
  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, cần có hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu : 01 Bản chụp.

Thuế xuất khẩu than củi

Bộ Tài chính đã ra quyết định tăng thuế suất xuất khẩu than củi gồm: than củi của tre và các loại khác lên 10% (các mặt hàng này trước đây được quy định mức thuế suất xuất khẩu là 5% tại Thông tư số 193/2012/TT-BTC).

Lưu ý về thủ tục xuất khẩu than củi

Khi khai báo lô hàng than củi xuất khẩu, doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ các nội dung sau đây để cơ quan hải quan kiểm tra:

  • Than được làm từ loại gỗ nào?
  • Gỗ từ cây trồng hay cây rừng?
  • Loại than gì?

Giá than củi xuất khẩu

Than xà cừ xuất khẩu

  • Giá than xà cừdao động từ 480$ – 500$/tấn.
  • Phương thức thanh toán L/C hoặc T/T.

Quy cách đóng gói

  • Đóng gói than xà cừ theo bao, khối lượng mỗi bao từ 15 – 20kg.
  • Đóng hàng: Đóng thẳng vào container.
Xuất khẩu than củi từ cây xà cừ hoặc cây tạp sang thị trường Oman
Xuất khẩu than củi từ cây xà cừ hoặc cây tạp sang thị trường Oman

Than cà phê xuất khẩu

  • Giá than củi đen xuất khẩu/than từ cây cà phê dao động từ 380$ – 500$/tấn.
  • Giá FOB giao hàng tại cảng Việt Nam.
  • Phương thức thanh toán L/C hoặc T/T.

Quy cách đóng gói

  • Đóng gói than cà phê theo bao, khối lượng mỗi bao từ 15 – 20kg.
  • Than đóng gói đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không ướt, không có lẫn vỏ cây.
Xuất khẩu than củi từ cây cà phê sang thị trường UAE
Xuất khẩu than củi từ cây cà phê sang thị trường UAE

Than trắng xuất khẩu

  • Giá than trắng xuất khẩu dao động từ 300$ – 1.900$/tấn.
  • Nguyên liệu: Gỗ bạch đàn.
  • Kích cỡ: 10 – 15cm (xem chi tiết trong ảnh bên dưới).
  • Hình thức thanh toán: L/C (trả ngay).

Quy cách đóng gói

  • Thùng carton trọng lượng từ 10 – 15kg/thùng.
  • Đóng hàng: Đóng thẳng vào container.
  • Số lượng: 1 Container 40ft.
Xuất khẩu than trắng sang thị trường Trung Quốc
Xuất khẩu than trắng sang thị trường Trung Quốc

 

>>> Chi tiết đơn hàng:

Than củi được sản xuất như thế nào?

  • Than có màu đen đặc trưng của cacbon, rất nhẹ, được sản xuất từ củi, gỗ qua quá trình chưng khô nhằm tách cacbon ra khỏi các thành phần khác.
  • Quá trình chưng khô than củi được diễn ra trong lò với nhiệt độ lên đến 900oC, kéo dài từ 25 đến 30 ngày. Sau đó cho sản phẩm ra khỏi lò, làm nguội yếu khí, phân loại và đóng gói.
  • Đặc biệt, sản phẩm vẫn giữ được nguyên hình dạng ban đầu của nguyên liệu củi, gỗ.

 

Quá trình tuyển chọn nguyên liệu để tạo ra than củi

Việc chọn nguyên liệu củi phải đạt đủ các tiêu chí:

  • Củi cứng, nặng và còn tươi.
  • Củi được cắt với chiều dài từ 50 – 70cm, đường kính từ 5cm trở lên.
  • Đối với củi gỗ, mỗi khúc củi cần có đường kính lớn hơn 30cm, tiến hành dùng cưa xẻ đôi để có kích thước phù hợp.

 

Để có được sản phẩm than củi chất lượng, quá trình tuyển chọn cần được thực hiện nghiêm ngặt và tỉ mỉ. Củi đốt ảnh hưởng trực tiếp tới 80% chất lượng than củi, 20% còn lại đến từ việc đốt lò chuyên nghiệp của người sản xuất than.

Chất nguyên liệu vào lò ém khí để tạo ra than củi

Nguyên liệu sẽ được sắp xếp theo từng dải, sát nhau, chất cao đến đỉnh lò nhưng không được che các lỗ ống khói. Dưới đáy lò có một lớp đà kê. Dãy củi được chất ở ngoài cùng, sát với lưỡi gà không được để nghiêng ra ngoài nhằm tránh trường hợp đổ sập.

Chụm đốt lò than củi

Quá trình chụm đốt lò than gồm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đầu đốt lò: Trong thời gian đầu chụm đốt, người ta dùng củi khô kết hợp quạt điện để tăng lửa. Tạo nhiệt giúp sấy khô củi nguyên liệu. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày hoặc hơn.
  • Giai đoạn giữa đốt lò:Củi nguyên liệu sau khi được sấy khô thì tiến hành khép 2/3 ống khói bằng gạch và chừa lại lỗ thoát khói chừng 5cm. Ém khí nhằm giúp giảm bớt quá trình trao đổi khí, củi có thể tiếp tục cháy âm ỉ. Bạn nên sử dụng củi tươi hoặc củi có độ bắt lửa kém để duy trì lửa luôn cháy đỏ lưỡi gà. Giai đoạn này  kéo dài từ 8 – 10 ngày, bạn có thể thấy các vết nhựa dầu màu đen xuất hiện ở ống khói.
  • Giai đoạn cuối đốt lò:Nếu thấy lớp nhựa dầu ở ống khói khô có bám rêu thì đây là dấu hiệu than củi đã chín. Quá trình này kéo dài 2 – 3 ngày. Đặc biệt là khi phát hiện than chín, bạn cần tiến hành thử than. Nếu đạt đúng yêu cầu, bạn chuyển sang việc bịt kín ống khói và buồng đốt bằng gạch và bùn.
  • Kết thúc quá trình chụm đốt lò than: Bước sang giai đoạn chờ than nguội.

Quá trình chờ nguội than

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, phòng cháy chữa cháy để mở cửa lò lấy than sau khi đã chờ lò tắt và nguội trong khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày. Than phải được đặt ở nơi khô ráo, có mái che mưa, nắng nhằm đảm bảo sản phẩm không bị ẩm, ảnh hưởng đến chất lượng.

Đóng gói than củi xuất khẩu

Sau khi than củi đã được làm nguội, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, nhà xuất khẩu tiến hành các công đoạn phân loại và đóng gói, phân phối đến khách hàng.

Than củi xuất khẩu gồm những loại nào ?

Hiện nay, thị trường Việt Nam có 2 loại than xuất khẩu nhiều nhất là than ép và than củi cây.

Về than ép

Than ép gồm các loại than như: than sạch mùn cưa, than trắng ép, than gáo dừa… Than được sơ chế và đóng khuôn hình vuông/tròn, kích thước đều đặn. Than không có khói. Than cũng có thành phần chính là củi đốt ra và được trộn thêm các chất liệu để đóng thành khuôn mẫu.

Ưu điểm nổi bật của loại than này là kích thước đều, đẹp, cháy không khói, tạo được lượng nhiệt lớn. Tuy nhiên, có một số loại kém chất lượng thì không cháy, lượng nhiệt kém, mau tàn và đặc biệt là những chất hóa học phụ gia khi cháy có thể ngấm vào đồ ăn gây nguy hại cho sức khỏe.

Về than củi xuất khẩu đốt tự nhiên

Những loại than củi đốt tự nhiên bao gồm rất nhiều loại như: nhãn, muồng, cà phê, tạp rừng, xà cừ, chôm chôm, vú sữa, bạch đàn, cầy… Tuy nhiên, khi đóng than xuất khẩu, người ta thường đóng container 2 loại chính là than cà phê và than xà cừ.

Than cà phê thì chất lượng kém hơn than xà cừ một chút. Cả 2 loại than này đều không nổ và không khói, đặc biệt là than xà cừ rất ít khói. Đồ ăn được nướng bằng than xà cừ và cà phê rất ngon và không có mùi khói. Hầu hết các quán nướng, quay heo, vịt ở nước ta chủ yếu dùng than xà cừ và than cà phê. Ưu điểm của 2 loại than này là không nổ, cháy đều, lâu tàn, lượng nhiệt nhiều,… Đặc biệt là hoàn toàn tự nhiên, không có phụ gia hóa chất gì nên rất đảm bảo cho chất lượng đồ ăn và sức khỏe.

Liên hệ công ty tư vấn xuất khẩu than củi – Top Cargo

 

Những khách hàng thân thiết hợp tác cùng Top Cargo đã có những đơn hàng xuất khẩu thành công
Những khách hàng thân thiết hợp tác cùng Top Cargo đã có những đơn hàng xuất khẩu thành công

Top Cargo là đơn vị uy tín trong việc tư vấn xuất khẩu cho các doanh nghiệp, nhà xưởng tại Việt Nam. Với sự hiểu biết và bề dày kinh nghiệm về các ngành hàng như: gỗ, nông sản, năng lượng, may mặc, vật liệu xây dựng, mây tre, thủy hải sản… Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với doanh nghiệp. Top Cargo sẽ hỗ trợ công ty xuất khẩu than củi về các thủ tục xuất khẩu, cách tính giá, chào hàng với đối tác nước ngoài,…

Trên đây, Top Cargo vừa chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về giá than củi xuất khẩu và thủ tục xuất khẩu than củi đúng quy định. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình!