MBL là gì? Kiến thức xoay quanh MBL bạn nên biết

79 - 11/01/2023
|
Rate this post
Rate this post

Hiện nay vận đơn đường biển có rất nhiều loại khác nhau. Vì vậy nên MBL xuất hiện đã giúp cho việc quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thế nhưng vẫn chưa nhiều người thực sự hiểu về MBL là gì. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về MBL là gì nhé!

MBL là gì?

MBL là gì?

MBL được viết tắt từ cụm từ master bill lading là vận đơn chủ. Được biết là vận đơn đường biển do hãng tàu phát hành với đặc điểm rất dễ nhận biết là master bill khi bạn nhìn phía đầu góc trái của vận đơn, nếu bạn nhìn thấy được tên của logo hãng tàu thì đây chính xác là MBL.

Thường thì một master bill sẽ chỉ phát hành cho một lô hàng với nhiều liên cùng chung một nội dung. Dưới đây là một số thông tin trên MBL mà bạn cần phải lưu ý:

  • Tên của người gửi là công ty giao  nhận vận tải tại nước xuất khẩu ( nhưng không phải là nhà xuất khẩu).
  • Tên của người nhận chính là công ty giao nhận vận tải tại nước nhập khẩu (nhưng không phải là nhà nhập khẩu).

Vận đơn chủ MBL có những loại nào?

1. Căn cứ vào vận chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được ghi trên vận đơn

  • Loại vận đơn đích danh hay còn gọi là straight bill of lading – nghĩa là chỉ người đứng tên trên consignee sẽ có quyền được nhận hàng.
  • Loại vận đơn theo lệnh hay còn gọi là to order bill of lading – đây chính là vận đơn có thể chuyển nhượng được trên ô consignee,…

2. Căn cứ vào trên vận đơn

  • Vận đơn hoàn hảo hay còn gọi là clean bill of lading – thường thì trên những vận đơn không có ghi chú bất kỳ gì liên quan đến tình trạng hàng hóa có bị hư hỏng hay bất kỳ những ghi chú gì không. Tuy nhiên đối với vận đơn trên không thể hiện những ghi chú gì thì cũng mặc định đó chính  là vận đơn hoàn hảo mà không có chữ clean bill of lading mới được.
  • Vận đơn không hoàn hảo hay còn gọi là unclean bill of lading – đây chính là vận đơn có ghi chú về những tình trạng hàng không tốt khi mà hãng tàu nhận được. Chắc chắn người thực hiện mua cũng sẽ không nhận được thanh toán với vận đơn không hoàn hảo.

3. Căn cứ vào dựa trên cách chuyên chở 

  • Vận đơn chở suốt hay còn gọi là through bill lading – nghĩa là quá trình chở hàng từ cảng bắt đầu là A đến cảng B sẽ transit qua cảng trung chuyển để có thể nhận thêm hàng hóa hay thực hiện đổi tàu.
  • Vận đơn đi thẳng hay còn gọi là direct BL – vận đơn này sẽ ngược lại với vận đơn chở suốt thì lúc này direct sẽ đi thẳng từ POL đến POD mà không đi qua transit.

4. Thời gian cấp vận đơn so với thời gian bốc hàng lên tàu

  • Vận đơn đã được xếp hàng hay còn gọi là shipped on board BL – đây chính là loại vận đơn chỉ được cấp khi hàng hóa đã on board trên tàu. Trên thực tế thì người mua sẽ yêu cầu loại vận đơn này.
  • Vận đơn nhận hàng để thực hiện xếp hay còn gọi là received for shipment BL – nghĩa là người chuyên chở nhận hàng và thực hiện xếp lên tàu nhưng chưa bôc hàng hóa lên tàu.

5. Dựa trên mục đích sử dụng vận đơn

  • Vận đơn gốc hay còn gọi là original – đối với loại vận đơn này sẽ được phát hành gồm 3 bản gốc và bản copy thường sẽ được chủ hàng yêu cầu phát hành khi muốn được ràng buộc về quyền nhận hàng đối với bên người mua. Tuy nhiên sử dụng loại bill này bạn nên chú ý đến việc giữ gìn giấy tờ để tránh việc làm mất và không nhận được hàng hóa.
  • Vận đơn surrender hay đi kèm với điện giải phóng telex release – giống như bill gốc tuy nhiên loại vận đơn bên người bán không cần phải gửi đi bill gốc cho bên mua, chỉ cần các hãng tàu phát hành bill surrender.
  • Vận đơn seawaybill – đây chính là một loại bill trả hàng ở nước nhập khẩu đối với người đứng tên trên vận đơn sẽ nhận hàng ở các cảng.

>> Xem thêm: ETD là gì? Sự khác biệt của ETD Và ETA

Tầm quan trọng của MBL trong xuất nhập khẩu

Những nội dung có trên vận đơn MBL

  • Thông tin của người thực hiện gửi hàng –  real shipper hay forwarder.
  • Thông tin của người nhận – real consignee hay forwarder agent.
  • Tên của con tàu vận chuyển, điểm khởi hành và điểm đến, thông tin liên quan đến hàng hóa, số lượng và số hiệu hay khối lượng của hàng hóa,…
  • Những quy định và điều khoản trên MBL ( căn cứ trước pháp luật nếu xảy ra sai sót).
  • Ngày hàng hóa được đưa lên tàu vận chuyển.
  • Thời hạn khiếu nại của MBL là 1 năm.
  • Những điều khoản liên quan đến thanh toán.
  • Vận đơn MBL có logo tàu, hãng bay, công ty hay số điện thoại,..
Phân biệt mbl và house bill

Sự khác nhau giữa MBL và House bill

MBL 

HBL

Được viết tắt từ master bill lading.Được viết tắt từ cụm house bill.
Phát hành: do người gửi hàng hóa thực tế hay công ty forwarder.Phát hành: người gửi hàng thực tế.
Rủi ro: tỷ lệ khá thấp, nếu gặp rủi ro có thể kiện trực tiếp hàng tàu.Rủi ro khá cao phụ thuộc khá nhiều vào công ty forwarder.
Lỗi: khó chỉnh sửa.Lỗi: dễ dàng chỉnh sửa.
Chịu tác động dưới nhiều quy tắc.Không.
Địa điểm nhận hàng- cảng ( port).Địa điểm nhận hàng: kho bãi của công ty forwarder.
Hình thức: logo và tên của công ty, sdt, văn phong của công ty hãng tàu.Hình thức: logo và tên công ty, sdt, văn phong của công ty forwarder.

Một số lưu ý khi sử dụng vận đơn MBL

Trong trường hợp nếu bạn đang muốn làm việc trực tiếp với những hãng tàu để nhận MBL thì bạn cần có số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn và thường xuyên để có thể thực hiện cam kết với hãng tàu thì lúc này hãng tàu mới có làm hợp đồng để khách hàng có thể book tàu trực tiếp.

Đối với trường hợp khách hàng thực hiện book tàu thông qua một công ty về vận chuyển tuy nhiên khách lúc này lại muốn nhận được MBL. Thì lúc này công ty như một nhà môi giới hay trung gian thực hiện book tàu hộ cho khách hàng của mình.

Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến việc MBL là gì. Hy vọng bạn đọc hãy theo dõi bài viết và website của Topcargo để biết thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến ngành xuất nhập khẩu nhé!