Dạo gần đây tin tức thị trường về việc giá gạo xuất khẩu tăng nhanh đã làm nhiều doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu vui mừng, tuy nhiên việc giá gạo tăng nhanh cũng ẩn chứa nhiều bất cập. Cùng theo dõi bài viết bên dưới để cập nhật chi tiết về tình hình giá gạo xuất khẩu hiện nay.
Tình Hình Xuất Khẩu Gạo
Những tháng đầu năm 2023 ghi nhận tình hình xuất khẩu gạo có nhiều dấu hiệu tích cực, đột phá tại nhiều thị trường khác nhau.
Tính đến cuối tháng 07/2023, Việt Nam đã xuất khẩu thành công hơn 4,8 triệu tấn gạo mang về nguồn ngoại tệ lên đến 2,58 tỷ USD tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Cùng với đó giá gạo xuất khẩu bình quân cũng có dấu hiệu tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể giá bình quân gạo xuất khẩu ước tính 534 USD/tấn tương đương với tỉ lệ tăng 9,2%.
Báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo được tổ chức tại thành phố Cần Thơ cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng 21,3% về lượng và tăng hơn 32% về kim ngạch theo số liệu thống kê của Tổng cụ Hải Quan.

Khu Vực Nhập Khẩu Gạo Của Việt Nam Nhiều Nhất
Tại một số thị trường truyền thống như các quốc gia khu vực Châu Á thì tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta cũng ghi nhận sự tăng trưởng tại khu vực Châu Phi và Châu Âu. Các FTA thế hệ mới được thực thi cũng mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo cơ cấu thị trường, Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam – chiếm gần 40,1% tổng lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2023. Đứng thứ 2 là Trung Quốc chiếm trên 16% trong tổng lượng xuất khẩu; Indonesia đứng thứ 3, chiếm 11,6% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước , tăng 15 lần về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Tham khảo: Xuất Khẩu Nông Sản Sang Trung Quốc Năm 2023 Cần Lưu Ý Gì
Định Hướng Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Gạo
Trong quý I/2023 tình hình kinh tế thế giới biến đổi đã làm nhu cầu dự trữ lương thực của các nước tăng cao, đẩy mạnh giá gạo xuất khẩu tăng theo và giữ ở mức ổn định, có thời điểm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng vượt qua giá gạo của Thái Lan, giao động khoảng 450 USD/tấn.
Bước sang quý II là thời điểm nhu cầu dự trữ lương thực tiếp tục tăng cao khi các nguồn gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan tiếp tục bị hạn chế do các chính sách ban hành bởi chính phủ. Thêm vào đó giá đồng Baht của Thái Lan tăng trở lại cũng làm cho giá gạo tăng cao, mặt bằng chung giá gạo xuất khẩu trong thời điểm từ quý II/2023 sẽ tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu của thế giới.
Nguyên Nhân Giá Gạo Xuất Khẩu Tăng Cao Là Gì ?
Hiện tại giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vượt mức 20 USD/tấn, đây được xem là mức tăng kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.
Tính đến ngày 1/8/2023, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt trung bình 590 USD/tấn, mức giá cao nhất trong 11 năm qua, tăng khoảng 80 USD/tấn so với tháng trước, thấp hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan khoảng 35 USD/tấn. Đối với các dòng gạo thơm, giá xuất khẩu trung bình gạo Jasmine Việt Nam ghi nhận ở mức 690 USD/tấn, tăng khoảng 80 USD/tấn so với tháng trước.
Vậy đâu là các yếu tố làm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao ?
Giá gạo xuất khẩu tăng cao do Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non Basmati
Ấn Độ là một quốc gia xuất khẩu gạo nằm trong top đầu, tuy nhiên chính sách mới ban hành đề ra luật cấm xuất khẩu gạo non Basmati là yếu tố tác động mạnh đến giá gạo xuất khẩu của một số nước, trong đó có Việt Nam. Trước thời điểm Ấn Độ banh hành lệnh cấm, giá gạo tấm với độ vỡ 5% của Việt Nam đã tăng lên 25 USD/tấn.

Giá thóc nội địa tăng
Theo công bố mới nhất của Bộ Tài chính về giá mua thóc định hướng vụ Hè Thu 2023 tăng 692 đồng/kg, cụ thể giá thóc bình quân vụ Hè Thu 2023 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giao động ở mức 4.708 đồng/kg. Giá thóc tăng cũng đã làm giá gạo nội địa tăng trong khoảng 850 – 940 đồng/kg.
Nhu cầu tiêu thụ tăng cao tại một số thị trường
Giá gạo xuất khẩu tăng cao chủ yếu do sự tăng lên trong nhu cầu tiêu thụ đặc biệt ở quý II. Điển hình như thời điểm Indonesia công bố sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, Philippines theo đó cũng gia tăng lượng gạo nhập khẩu đề kiềm chế lạm phát trong nước, so với cùng kỳ năm ngoái nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc cũng có dấu hiệu tăng cao hơn nhiều.
Sức tiêu thụ tăng nhưng nguồn cung gạo toàn cầu lại giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại một số vùng sản xuất cũng đã khiến giá gạo xuất khẩu tăng mạnh ở mức vượt kỷ lục như hiện nay!
Hy vọng bài viết trên của Top Cargo sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo nắm bắt được tình hình gạo thế giới để kịp thời đưa ra các chính sách kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường.