CTC là gì? Những kiến thức liên quan đến CTC

749 - 19/12/2022
|
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay trong xuất nhập khẩu phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC dùng cho mục đích xác định xuất xứ hàng hóa phổ biến hiện nay. Vậy CTC là gì? Nếu như các bạn chưa biết CTC là gì hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

CTC là gì?

CTC- phương pháp chuyển đổi mã số thuế hàng hóa

CTC- phương pháp chuyển đổi mã số thuế hàng hóa

CTC hay còn được viết tắt từ cụm từ tiếng anh là Code Transfer of Commodity. CTC được biết đến là một phương pháp chuyển đổi mã số thuế hàng hóa. Đây là phương pháp dùng nhằm mục đích  xác định được xuất xứ hàng hóa. Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa này ngày này luôn được ứng dụng rất nhiều trong những lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Chẳng hạn như các loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ được căn cứ vào sự chuyển đổi mã số thuế HS. Ví dụ như là mã số thuế HS code trong biểu thuế với 8 chữ số. Phương thức CTC hiện nay bao gồm các cấp độ thay đổi khác nhau như chuyển đổi chương, chuyển đổi nhóm, chuyển đổi phân nhóm và chuyển đổi dòng thuế.

Những cấp độ thay đổi của phương pháp CTC ngày nay

Đặc tính của CTC trong ngành xuất nhập khẩu

Đặc tính của CTC trong ngành xuất nhập khẩu

Sự chuyển đổi chương CC

Cấp độ chuyển đổi chương CC với Phương thức CTC  thì hàng hóa sẽ được công nhận xuất xứ sau khi trải qua quá trình sản xuất và vận chuyển. Những nguyên liệu dùng để sản xuất có sự chuyển đổi lúc này sẽ được chuyển đổi chương này sang chương khác của biểu thuế xuất nhập khẩu khác nhau.

Chẳng hạn như sản phẩm là cá  tươi sống là mặt hàng nhập khẩu thuộc  trong chương 2 của biểu thuế. Sau khi mặt hàng cá tươi được chế biến và đóng hộp sẽ được áp mã số thuế thuộc chương 16. Mã số thuế này luôn được công nhận tại quốc gia mà quy trình chế biến đóng hộp diễn ra.

Sự chuyển đổi phân nhóm CTSH

Chuyển đổi phân nhóm CTSH là công việc chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 chữ số. Và cụ thể hàng hóa ở đây   được đổi sang phân nhóm khác và có sự thay đổi 6 chữ số đầu tiên trong mã HS Code.

Chẳng hạn một ví dụ về mặt hàng tiêu xay có mã HS Code là 0904.12.00  lúc này được sản xuất từ những tiêu hạt có HS Code là 0904.11.00. Khi đó tiêu xay là mặt hàng có xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí chuyển đổi CTSH.

Sự chuyển đổi nhóm thuế CTH

 

Tiêu chí trong CTH

Tiêu chí trong CTH

CTH được biết đến là sự chuyển đổi bất kỳ nhóm nào đến 1 chương, nhóm hoặc phân nhóm, tức là hầu hết các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua chuyển đổi mã HS ở cấp 04 số (chuyển đổi Nhóm).

Ở mức chuyển đổi CTH thì nhóm thuế sẽ có sự thay đổi. Số thuế HS Code nằm cụ thể 4 chữ số đầu trong mã số thuế HS Code sẽ được thay đổi. Ví dụ nguyên liệu thép ở hiện tại đang sở hữu có 4 chữ số đầu trong mã HS Code là 7208. Khi nguyên liệu thép này được chuyển đổi thành các sản phẩm thép sẽ chuyển mã HS thành 7210.

Bạn đọc tham khảo thêm: 

D/O là gì? Tìm hiểu về D/O trong ngành xuất nhập khẩu

VGM là gì? Tìm hiểu vgm trong ngành xuất nhập khẩu

Tiêu chí RVC được biết đến như thế nào?

 

Các thuật ngữ tiêu chí trong CTC

Các thuật ngữ tiêu chí trong CTC

RVC – Regional Value Content được hiểu là hàm lượng giá trị khu vực FTA, là một mức mà hàng hóa bắt buộc phải đạt được đủ để coi là hàng hóa có xuất xứ. Mức độ này luôn có sự khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào mặt hàng cụ thể. Với loại tiêu chí xem xét này phải căn cứ vào từng điều kiện của FTA và quy tắc cụ thể đưa ra khác nhau. Hiện nay  mức độ phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%. Đối với AIFTA là 35%, vói AKFTA có quy tắc chung là RVC 40% hoặc CTH những có một số sản phẩm thuộc dòng như 1605.10 (Cua), 1605.20 (tôm Shrimp và tôm Pandan) có tiêu chí RVC 35%; 8708.40 (các bộ phận của hộp số xe) có tiêu chí RVC 45%.

Những loại tiêu chí xuất xứ C/O như tiêu chí WO, RVC, CTSH, CTC, SP,… tiêu chí CTC được áp dụng với rất nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu và mẫu phiếu thuế hay được sử dụng nhiều.

Những tính ưu và nhược điểm của phương pháp CTC 

Tính ưu và nhược điểm của CTC là gì?

Tính ưu và nhược điểm của CTC là gì?

Trong thực tế, phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa – CTC luôn được ứng dụng và sử dụng khá nhiều. Chúng được xem như một phương pháp có nhiều ưu điểm và hạn chế nhất định. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm mà chúng ta nên biết nhé!

 Phương pháp CTC và những ưu điểm

Phương pháp CTC hiện nay đang được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực logistics và xuất khẩu hàng hóa bởi sự tiện lợi của chúng. Dưới đây là ưu điểm của phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC như sau:

  • Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC có nét nổi bật chính là thực hiện được chúng tương đối là dễ dàng mà không cần nhiều sự cầu kì.
  • Bên cạnh đó phương pháp này còn giải thích các tiêu chuẩn và mục đích cần phải thỏa mãn một cách rõ ràng và rành mạch. Thông qua đó các nhà sản xuất có thể lựa chọn phương pháp sản xuất hiệu quả nhất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về xuất xứ cho hàng hóa.

Nhược điểm của phương pháp CTC là gì?

Ngày nay, với phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC này đã xuất hiện một số những nhược điểm là rất dễ gây tranh cãi khi người thực hiện bắt đầu phân loại hàng hóa. Ví dụ điển hình như mã HS Code được hình thành để phân loại hàng hóa khi áp thuế xuất nhập khẩu. Mã HS Code này không phù hợp để cấp xuất xứ hay phản ánh quy trình sản xuất của sản phẩm đó.

Vì vậy mà trong quá trình chuyển đổi theo phương pháp CTC sẽ gây ra sự nhầm lẫn khi để các loại hàng hóa cùng 1 mã HS với nhau. Bên cạnh đó có những sản phẩm này chưa chắc chắn  đã sở hữu cùng tính chất hay quy trình sản xuất như nhau.

Tổng kết

 Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số những thông tin liên quan đến CTC là gì. Hãy theo dõi website của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn hơn nhé!

[block id=”15578″]